Xung quanh chuyện thủ tướng Đức gặp thủ tướng Việt

Blog Người Buôn Gió

Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị G20 tại Đức 2017 được bà thủ tướng Merkel "tiếp đón trịnh trọng" tại hành lang khách sạn.
- Quảng Cáo -

Trước chuyến đi của thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến CHLB Đức để dự hội nghi G20, dư luận xôn xao nhiều chiều về tin thủ tướng Đức bà Merkel không tiếp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tin đầu tiên từ tờ Thoibao.de do ông Lê Trung Khoa là tổng biên tập.

Tờ Thoibao.de là tờ báo lớn của cộng đồng người Việt tại Đức, tờ báo này đã có nhiều lần tiếp xúc với các quan chức quản lý báo chí ở Việt Nam như ông Đinh Thế Huynh, ông Trương Minh Tuấn. Thoibao.de cũng có ký kết trao đổi thông tin với một tờ báo lớn ở Việt Nam là tờ Vietnamnet. Trong nhiều năm qua tờ Thoibao.de đã có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam, phải nói trong lĩnh vực cổ suý lòng yêu nước, đấu tranh về truyền thông để bảo vệ chủ quyền biển đảo, tờ báo này luôn đi đầu.

Căn cứ tờ báo này đưa ra là lịch làm việc của bà thủ tướng Đức Merkel không có chương trình làm việc với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

- Quảng Cáo -

Ngay lập tức tin này được loan tải rộng rãi trong dư luận, những người của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã phản ứng gay gắt, họ huy động mọi lực lượng từ trong nước đến những kẻ nằm vùng bên ngoài để phản bác tin tức này.

Trước tiên chúng ta phải phân tích khái niệm thế nào là tiếp đón giữa các nguyên thủ quốc gia với nhau?

Bà Merlkel tiếp Nguyễn Xuân Phúc tại khách sạn trung tâm đón tiếp các nguyên thủ, như một nơi chủ nhà đón các khách mời, trò chuyện thăm hỏi. Tiếp như thế coi như bằng không, đó là phép ngoại giao.

Chuyện thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến CHLB Đức dự hội nghị, đương nhiên sẽ có màn thủ tướng Đức là bà Merkel bắt tay chào hỏi xã giao tại khách sạn hay hội nghị. Đó cũng gọi là tiếp, cách mà truyền thông Việt Nam khẳng định.

Bà Merlkel tiếp Nguyễn Xuân Phúc tại khách sạn trung tâm đón tiếp các nguyên thủ, như một nơi chủ nhà đón các khách mời, trò chuyện thăm hỏi. Tiếp như thế coi như bằng không, đó là phép ngoại giao. Các trang báo lớn của Đức đều không đưa việc tiếp đón Nguyễn Xuân Phúc thành tít nhỏ trong bài bào, đừng nói là có được một bài như nguyên thủ các nước khác. Những tờ báo lớn của Đức chỉ đưa tin kèm nhỏ việc gặp gỡ này.

Những tờ báo Đức chỉ đưa tin kèm nhỏ việc gặp gỡ của Nguyễn Xuân Phúc với bà Merkel tại khách sạn.

Có lẽ bộ phận làm truyền thông cho Nguyễn Xuân Phúc đã không có kinh nghiệm, để mua một chỗ trong tờ báo lá cải nào đó của Đức để đưa tin bài về cuộc gặp gỡ này.

Trở lại với việc tiếp đón, một bên hình dung tiếp đón là kèm theo những nghi thức trọng thể, có làm việc, thương thảo, thực chất.

Một bên là chỉ cần bắt tay, hỏi thăm vài câu, rồi về bịa ra cả vô vàn những câu chuyện qua lại hai bên trao đổi ở hành lang khách sạn cũng là “tiếp đón trịnh trọng”.

Vì hai nhận thức như vậy, khó có nói là ai đúng ai sai.

Báo chí Việt Nam đã có màn nhào nặn khéo léo, tổng hợp những cuộc gặp của Nguyễn Xuân Phúc với thủ hiến bang, thứ trưởng, bộ trưởng Đức thành nội dung gặp gỡ trao đổi giữa Phúc và bà Merkel. Với thủ đoạn lắt léo khó có độc giả nào đủ tỉnh táo để nhận biết, dễ nhận lầm ở cuộc gặp giữa bà Merkel và Phúc diễn ra rất lâu và bàn rất nhiều điều.

Với hàng chục cường quốc đến Đức dự G20, bà Merkel chỉ tiếp đón Phúc môt cách chiếu lệ là tất nhiên. Đây là chuyến đi của Phúc trong danh nghĩa dự G20, vị thế Việt Nam do Nguyễn Xuân Phúc làm đại diện được thủ tướng Đức tiếp ở hành lang khách sạn cũng là việc bình thường, không có gì phải xấu hổ. Nhưng chuyện tô vẽ thủ tướng Phúc trong lúc gặp gỡ đề nghị thế này, nhất trí cái kia , thảo luận về cái nọ… là chuyện bịp bợm hoàn toàn. Trong lúc này bà Merkel không có thời gian để bàn trực tiếp với loại tép riu như Nguyễn Xuân Phúc trong thời điểm bà bận rộn từng phút này.

Những gì Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến ký kết giữa các doanh nghiệp với 28 ký kết, trị giá 1,5 tỷ USD là những thoả thuận đã được đàm phán từ trước đó rất lâu do công của bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã xúc tiến trước đó. Lẽ ra những ký kết này đã xong từ năm ngoái, nhưng vì Phúc muốn đẹp mặt nên đã chỉ đạo ém lại để khi Phúc sang kiếm hôi ít danh.

Những gì Nguyễn Xuân Phúc đạt được ở chuyến đi ké G20 này không có gì đáng ca ngợi, về ngoại giao cũng như những thoả thuận đạt được. Môt cường quốc như Đức mà chỉ có ký kết được hơn 1 tỷ usd mà toàn từ trước để lại, lẽ ra phải là xấu hổ của Nguyễn Xuân Phúc mới đúng. Thế nhưng bản chất thích tô vẽ, khoác lác để lừa mị dân chúng nên báo chí Việt Nam biến thành những kết quả ghê gớm.

Vì thích tô vẽ thế, nên truyền thông Việt Nam đã tức tối , hằn học tấn công vào tờ Thoibao.de một cách thô thiển và lật lọng. Là một tờ báo có trụ sở ở Đức, có giấy phép hoạt động do nhà nước Đức cấp, tờ báo này tuân thủ những điều luật truyền thông của Đức, họ không có trách nhiệm gì phải ca ngợi không đúng về hoạt động của Nguyễn Xuân Phúc. Trách nhiệm của họ là đưa tin có căn cứ, và vụ việc bà Merkel có tiếp Nguyễn Xuân Phúc hay không thì đã có căn cứ trên lịch làm việc của bà, được phổ biến công khai.

Những đe doạ của Dư Luận Viên hay truyền thông Việt Nam với tờ thoibao.de đều không có tác dụng, ngược lại làm cho người Đức và quốc tế thấy sự man rợ, độc tài về truyền thông của chế độ công sản Việt Nam. Một tờ báo tiếng Việt ở nước ngoài đăng tin có căn cứ theo tài liệu nước đó phổ biến, mà còn bị nhà cầm quyền Việt Nam đe doạ.

Vậy thử hỏi những người Việt Nam ở trong nước thực hiện quyền tự do ngôn  luận sẽ bị đối xử bất công ra sao?  Hãy nhìn những người  bị bắt ở Viêt Nam gần đây với những tội danh như 258, 88 thì thấy rõ.

- Quảng Cáo -

18 CÁC GÓP Ý

  1. Các ngài lãnh đạo 3/ đâu sao k thấy đưa hình chụp chung nhể. Có lẽ các ngài mãi gặm cái gì đó dưới gầm bàn. Nên bọn f2, f3 của 3 que phải móc đít tìm lông cho đỡ buồn! Tội nghiệp.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here