Một cái tết, có lẽ, sẽ ghi dấu lại tất cả, từ sự thiếu thốn của những ngư dân vùng biển mà thảm họa Formosa mang tới, cho đến cảnh ngục tù của những người dám nói lên tiếng nói của lẽ phải, dám bày tỏ lòng yêu nước của mình trước người bạn của đảng là “giặc phương bắc”, mà phải chịu cảnh tù đầy xa cách tình thân.
Thời tiết lại bất thường, với những giọt nước mắt nặng hạt, không biết có phải ông trời như muốn chia sẻ nỗi đau với dân chúng nói chung, và người miền nam nói riêng một nỗi niềm thầm kín không tên?.
Sài Gòn, dù muốn hay không, vẫn phải gồng mình chuyển động theo dòng chảy của thời gian. Người lao động, từ mọi miền đất nước lại vội vã quay lại sài gòn để tiếp tục cho cuộc sống mưu sinh của mình, với những lo toan thường ngày mà họ thường hay tâm sự với nhau những câu buồn thảm như: Cơm áo gạo tiền, là thắt lưng buộc bụng để mà tồn tại, để cho qua ngày tháng đoạn trường lắm nhiều gian nan.
Trước mắt người lao động, Đinh Dậu 2017, sẽ là một năm đầy những khó khăn và thách thức nhiều hơn nữa. Bởi, những gì họ làm ra cho sài gòn nói riêng và đất nước nói chung từ nhiều năm qua đã từ từ chui vào tài khoản của những quan chức tham nhũng, tham lam vô độ, đã lấy đi khoản tiền thuế khổng lồ mà mọi người đã làm ra để đóng góp cho sự an sinh của xã hội lâu nay.
Trước mắt họ, xăng đã tăng giá, thì chắc hẳn những mặt hàng phụ thuộc vào xăng từ đó cũng tăng theo một cách không kiềm soát.
Ngấp nghé theo sau, là ông điện lực vẫn thói đỏng đảnh phá phách, là đứa con hư hỏng được nuông chiều bấy lâu nay của xã hội, mặc nhiên vô tư phát biểu, sẽ giải quyết những khoản nợ chồng chất do mình gây ra, bằng cách tự tin vào sự độc quyền của mình để áp đặt tăng giá điện sao cho đúng “ba lần trong năm”, nhằm khấu trừ vào những khoản lỗ là những công trình kinh doanh ngoài ngành, như nhà nghỉ dưỡng, là sân tennis, để mỗi chiều họ đi từ chỗ vô tư quần thảo.. rồi quần vợt với nhau một cách thoải mái trên mồ hôi và nước mắt của người lao động.
Người Sài Gòn, của những người lớn tuổi, của những người con cháu được nghe kể lại, của những người tự tìm hiểu trong thế giới phẳng thông tin đa chiều, rằng Sài Gòn từng được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông của khu vực Đông Nam Á.
Nhưng nay, bỗng chốc trở nên xa lạ, trở nên què quặt một cách đáng thương trong tâm tưởng của người Sài Gòn xưa kia, và cả những nước trong khu vực đã từng biết về Sài Gòn một thời hưng thịnh như Singapore, Đại Hàn Dân Quốc.v.v.
Bỗng chốc, người sài gòn cũng trở nên mộng mị!, rằng Sài Gòn là do ma đưa lối, quỷ dẫn đường hay sao mà lụn bại đến như vậy…..?. Hóa ra, người Sài Gòn đang hoài niệm những ngày xưa kia với hiện tại ngày nay.
Sân bay Tân Sơn Nhất, bây giờ được mệnh danh là sân bay tệ nhất, xấu xa nhất lại gặm nhấm vào phẩm giá con người. Bởi, vẫn còn đó những kẻ cắp quen tay, luôn chực chờ để thò tay vào hành lý của hành khách về thăm quê hương. Một chút quà của những người xa quê hương dành cho người thân của mình trong dịp tết cũng bị lấy cắp, họ lấy tất cả những gì họ có thể lấy được, đến nỗi hành khách đã dán giấy bên ngoài với câu chữ rõ ràng ” đồ không có giá trị gì nhiều, xin đừng rạch, móc”, vẫn không được tha.
Sài Gòn, qũy đất dành cho sân bay không hề nhỏ, cớ sao lại nhỏ đến như vậy, cớ sao lại không đủ chỗ cho máy bay đậu đỗ?. Không lẽ vì đất chật, người làm việc thì đông, không đủ bỗng lộc cho người làm việc nên mới sinh ra trộm cắp?.
Hay, vì những quan to của nhóm “lợi ích” mà được cho là bên quân đội, cát cứ riêng cho mình hàng trăm hecta đất để xây sân golf vẫn không có gì trở ngại, và mặc cho thế sự kêu la vẫn an nhiên tự tại, cho nên những nhân viên cấp dưới trong sân bay nhìn ngang ngó dọc rồi cũng theo đó mà xà xẻo quen tay.
Một chút hoài niệm, thoáng qua về Sài Gòn xưa kia cũng dần dần trôi qua và khép lại !
Lẽ ra, Sài Gòn ngày nay với lực lượng lao động hùng hậu, sức đóng góp của người dân qua tiền thuế là vô cùng to lớn và tận thu, thì Sài Gòn không thể nào dừng lại ở hoài niệm mà có lẽ đã trở thành con rồng thật sự của Đông Nam Á.
Vậy mà, Sài Gòn ngày nay, an sinh của xã hội thật là mong manh dễ vỡ. Chỉ cần một “cơn mưa lạ” sân bay trong chốc lát thành “sân bơi”, đường phố cũng trở nên kỳ dị, người và xe có thể trôi theo dòng nước, những bài hát bất đắc dĩ được ra đời cũng được dịp ngân nga trong một chiều mà “cơn mưa lạ” bất chợt bay qua.
Thức ăn, nước uống, khi đến được người tiêu dùng phải trải qua bao nhiêu loại thuế. Ấy vậy mà, thức ăn nước uống kia có được an toàn hay không, lại phụ thuộc vào sự may mắn của người tiêu dùng khi không đụng phải những thức ăn độc hại từ Trung Quốc du nhập sang.
Người Sài Gòn, buồn đến não lòng, khi đồng loại của mình có những con người mà não trạng đã trở nên tàn tật, không còn nhận ra giá trị con người của chính mình, thì lấy đâu ra suy nghĩ chuẩn mực để hiểu được quyền con người phải được trân trọng ra sao.
Thực ra, đâu phải chỉ là nỗi buồn của người Sài Gòn, mà là tất cả những công dân của đất nước này khi đã tìm hiểu và hiểu được đất nước mình đã từng có được những gì, đất nước mình đã được các nước khác nhìn nhận và công nhận ra sao, thì mới đáng để nhìn lại và suy ngẫm cho đất nước hiện tại và mai sau.
Cũng bởi vậy mà người Sài Gòn luôn thương cảm cho những người lao động từ mọi miền đất nước, cũng chỉ vì hoài niệm xưa kia mà những người lao động không ngại dấn thân khổ cực, bằng mồ hôi và nước mắt của mình để đóng góp cho Sài Gòn nói riêng và đất nước nói chung, lại bị những kẻ làm thuê cho đất nước này vừa ăn cắp, vừa phá hoại rồi vừa la làng nữa, thì đất nước nào chịu nổi những con người như vậy đây – những con người Mandi.
Vâng. Vẫn là lập luận mơ hồ, cũ rích lừa trẻ con: sài gòn trc 75 la hòn ngọc vien đong bla..bla… Nguoi có hiểu bit ve “hòn ngoc” ấy thi cười khểnh, kẻ k hiu thi mới ao uoc. Mà cung chả có ai là k hiểu, chỉ la có nhung kẻ cố tinh k chiu hiu. Nực cuoi wa
Cám ơn bạn bài chia sẻ quá hay