Suy nghĩ về nợ công và nợ tự do dân chủ

Siêu Hình - Dân Luận

- Quảng Cáo -

Thương lắm thay một đất nước với số nợ công từ 5 năm qua đã vượt ngưỡng quá bán và dự kiến sẽ chiếm 65% GDP vào cuối năm 2016 và nợ công thật oái oăm đã được định nghĩa như là một thứ “nợ Quốc gia” trong đó sẽ có hai đối tượng phải gánh chịu đó là chính quyền cùng với quốc dân.

Nhắc đến nợ công dường như có một cảm tình trong nhân dân rằng họ như những người vô tội, họ dường như chẳng thể rõ ràng được số tiền thuế của họ đã vận hành như thế nào khi nó được bỏ vào quốc khố, mặc dù về mục đích sử dụng tiền bạc của người dân thì người ta có thể định nghĩa một cách trơn tru đó là đóng thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân, là để Nhà nước duy trì hoạt động của mình, trả lương cho công chức, đầu tư vào các công trình đường sá, bảo hiểm, giáo dục,… Nhưng người dân chẳng thể mảy may biết được đồng tiền của họ đã được chi như thế nào mà hằng năm cứ “đùng một phát” là có tin tức dồn dập về những vị quan chức cán bộ của nhà nước đã làm thất thoát tiền bạc của đất nước mà con số lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ tại đơn vị này, tập đoàn nọ, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

vinalines_JIAD

Thế nên người dân khi đọc tin tức ai chả bàng hoàng về kinh tế nước nhà, năm nào cũng “ra rả” nghị quyết kêu gọi tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên từ Đảng đến nhà nước cùng thực hành tiết kiệm, cái động thái này giống như mặt trăng và mặt trời với những vụ tai tiếng đã từng xảy ra trong hệ thống kinh tế nhà nước, thất thoát thì vẫn thất thoát, nhân dân là người đóng thuế với tinh thần nghĩa vụ và trách nhiệm thì họ sẽ sẵn sàng thực hiện chu đáo những gì họ phải làm, sẽ đóng thuế đều đều cho quốc gia nhưng liệu ai đó có cảm tưởng rằng họ giống như là bậc phụ huynh cứ liên tục phải cho tiền những đứa con sẵn sàng mang về cho họ những đống nợ.

- Quảng Cáo -

Quả thật, nếu nhìn vào những khu vực gây ra thất thoát làm thiệt hại về kinh tế thì toàn là ở khu vực công và thủ phạm là các nhân viên, cán bộ, có khi là cỡ bự như là thủ trưởng các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp lớn của nhà nước và nguyên nhân nếu không là quản lý yếu kém thì cũng là tham ô, tham nhũng (Vinashin,Vinalines,PMU-18…). Mặc dù một số con chuột bị bắt nhưng chắc chắn còn rất rất nhiều những con khác và chúng hãy còn đang liên tục quậy phá đục khoét cái nhà ngân sách của quốc gia, cũng có những lời hô hào truy quét chúng nhưng ai đó lưu ý rằng phải cẩn thận đối với điều này, trên hết là “không được làm vỡ bình”.

Nước ta vốn đã nghèo lại còn bị nạn “trộm trong nhà” như thế thì lại càng thêm teo tóp, hãy hình dung theo logic rằng nếu tiền chảy ra một cách lãng phí nhiều như thế thì chắc chắn số tiền đầu tư vào các dự án quốc gia không thể như ý muốn và hậu quả là trên cả nước xảy ra những vụ sập cầu, sập giàn giáo, nguyên liệu bê tông cốt tre của các công trình hạ tầng, đường sá vừa làm đã xuống cấp là chuyện thường, chưa kể còn có những công trình cũng nên được xếp vào dạng thất thoát mặc dù cũng làm nên được cái bảo tàng ngàn tỷ và những tượng đài.

tuong ho chi minh-son la_3Tất nhiên, theo đó thì việc nợ công tăng cao âu cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ Chính phủ liên tục phải vay và vay, có những phần trong các khoản vay đó là phải gánh chịu, phải “trám” cho những chỗ mà dòng tiền đáng lẽ phải được đầu tư, rót vào một cách đúng đắn thì trong quá trình đến nơi cần đến thì chúng lại bị “rẽ nhánh” sang nơi khác và đến lúc này thì có người sẽ hy vọng về các khoản đầu tư, dòng vốn của nước ngoài vào Việt Nam như là một chỗ dựa vững chắc cho ngân sách thì dư luận lại đã nổi sóng thành cơn hồng thủy với sự kiện nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, một dự án tàn phá nặng nề môi trường và kế mưu sinh của hàng triệu người dân – là người đóng thuế cho quốc gia.

Người dân đã phó thác tiền bạc của họ vào ngân sách quốc gia và mỗi khi xảy ra những vụ việc liên quan đến kinh tế nhà nước, nơi mà họ đã đóng góp để làm cho hệ thống này có thể hoạt động thì chúng ta có một chút thương cảm rằng họ như những người vô tội với những chuyện này, họ bàng hoàng với những gì đã diễn ra nhưng cũng đành cảm thấy lúng túng xen lẫn bất bình cực độ với những “quả bom nổ chậm” đến từ khu vực công quyền, những bộ phận trong nhân dân có thể đã tỏ thái độ như thể họ thật sự không muốn nhưng đành cắn răng gánh chịu chung hậu quả với nhà nước, họ không trực tiếp gây ra những hậu quả mà nguyên nhân trực tiếp chính là đến từ khu vực của nhà nước, cũng giống như một câu chuyện đời thường rằng nếu giao tiền bạc cho ai đó sử dụng mà không được giám sát, biên vào sổ sách rõ ràng, kiểm tra kỹ càng thì quá nguy hiểm, tiền bạc có thể bị tiêu pha không hợp lý và nhanh chóng cạn kiệt, cũng chính vì nếu như không thể có tiếng nói, cũng như sự tham gia vào việc giám sát phần tiền bạc của người dân cho ngân sách quốc gia, nên người ta hiển nhiên cứ phải đặt tất cả hy vọng vào nơi họ đã đóng góp và như ta đã thấy càng hy vọng thì càng thất vọng.

Câu chuyện trên lại liên quan đến những quyền tự do dân chủ, tiếng nói của nhân dân đối với những vấn đề của đất nước, có thể ai đó đã đặt câu hỏi cho vai trò của Quốc hội theo lý thuyết (mà có lẽ chỉ là trên lý thuyết) là nơi đại diện cho nhân dân, cơ quan quyền lực tối cao tiến hành các hoạt động giám sát,vậy ai đó cũng có thể truy cứu trách nhiệm cho cơ quan này cho những vụ việc gần đây, bởi vì chúng ta có thể thấy một dự án khá lớn như Formosa Hà Tĩnh thì phải được Chính phủ xem xét và trình Quốc hội thẩm định rồi phê duyệt thì mới được tiến hành, vậy thật sự là Quốc hội có thực quyền gì, hay cũng chỉ là cơ quan “gật đầu”.

kim ngan va luat bieu tinhMới đây, một lần nữa thì lại xuất hiện một thông tin không hay từ Quốc hội: “Luật Biểu tình bị rút khỏi chương trình làm luật trong 2 năm tới”, thế là mong ước Luật Biểu tình trở nên hiện thực đã xa lại càng xa. Còn nhớ rằng vào tháng 2/2016, báo chí lại cho đăng tải câu trả lời của Văn phòng Chính phủ về nguyên nhân của việc rút luật này ra khỏi chương trình của kỳ họp Quốc hội (khóa XIII) mà trong đó có nêu một nhận định rằng đây là một dự án luật “quan trọng, phức tạp, nhạy cảm” (trên báo Tuổi Trẻ 29/2/2016).

Tại sao một bộ luật thể hiện những quyền cơ bản của công dân lại bị xem là “phức tạp và nhạy cảm”, ít nhất nếu chính quyền muốn thực tâm xây dựng một bộ luật quan trọng về quyền con người như thế thì phát ngôn của chính quyền không thể xem bộ luật này với những quan điểm như vậy, họ cho rằng đó là phức tạp và nhạy cảm, nhưng với ai? Phải chăng đó chính là họ. Vậy nên đó là những điểm tối của chính quyền và cũng là một thái độ không mấy sáng sủa về vấn đề cải thiện những quyền tự do dân chủ trong nước, đây cũng là biểu hiện dễ thấy ở một quốc gia có hệ thống chính trị tập trung quyền lực, một đảng lãnh đạo và quyền lực tập trung cao độ vào sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.

Những phân tích trên dẫn đến một kết luận ngắn gọn là giữa thảm trạng kinh tế của nước nhà và sự khiếm khuyết về tự do dân chủ của người dân hay của các thiết chế thuộc về xã hội dân sự như có mối liên hệ qua lại lẫn nhau, ở nơi mà tiếng nói của người dân bị lu mờ và chính quyền luôn muốn đảm đương, thâu tóm tất cả mọi vấn đề của quốc gia thì nơi đó dễ dẫn đến những biểu hiện sự tha hóa nặng nề về quyền lực, tham ô nhũng lạm xảy ra thường xuyên bởi vì những kẻ có trong tay quyền lực mặc sức tung hoành đục khoét, bởi lẽ những những người này đang ở trong một hệ thống khép kín, không thể có sự kiểm tra giám sát đáng kể, quy mô lớn được tiến hành, ở đó quyền lực được phát huy tối đa và biến tướng thành lạm quyền, rồi chúng dẫn đến những dây chuyền liên đới: vì thiếu tự do dân chủ nên có sự lạm quyền vô tội vạ và vì lạm quyền vô tội vạ nên dẫn đến tự do dân chủ bị què quặt, quốc gia đất nước sẽ mãi bị trì trệ, chậm tiến vì rơi vào cái vòng luẩn quẩn đó.

- Quảng Cáo -

6 CÁC GÓP Ý

  1. Hai bạn kêu trời tôi xót lắm ,bởi vì tôi cũng như hai bạn và mọi người . Chúng ta hãy mạnh dạn hét lên ,hô thật to lên: đâu là nợ công, đâu là nợ xấu, đâu là lãng phí, đâu là phá hoại bằng cách thiếu ý thức trắch nhiệm. Tôi vẫn biết đối với một chế độ đầy bạo lực, đầy thủ đoạn, đầy thù địch với nhân dân ta ,nhưng chúng ta không hô ,kho hét thì ba chục năm sau vẫn như ngày hôm nay. Ta đã biết cái thể chế sâu bọ lên làm người ,nhưng ta nhất định kho ngồi yên để chúng hoàn hành theo định hướng điên rồ của chúng. Qua cơn mưa trời lại sáng, phải không mọi người?

  2. Đừng lo quá lắng thế ta gom tất cả tượng bhồ mang xuất khẩu để trả nợ, chắc chắn sẽ đủ số tiền nợ,vì tượng bác có giá lắm ngoại quốc họ cần tượng để trang trí ở vườn hoa cho đẹp.

  3. Hoi quốc dân, đồng Bào, ai co vàng ủng hộ vàng, ai co bAc ủng hộ bAc,Ai có gi ủng hộ dAy ,cho đảng cho ba ngân,, con tui co thằng tuong đúng dai bây, chim to tôi ủng hộ cho ba ngan

  4. trên các nước tu bản dân họ đóng thuế đến khi lớn tuổi họ đuợc hưởngchế độ tgià con cháu họ đuợc hưởng quy chế giáo dục và được hưởng nhiều phúc lợi từ tiền đóng t trước đây .còn vn ta đóng thuế cho chế độ thì đcs sù luôn vào tượng đài vào thần vô nghĩa vào tham nhũng vv càng bày ra nhiều việc chi thì thamô càng lớn .xin hỏi đcs ,việt n đến bao giờ mới đ hưởng thành quả tiền thuế như ng dân các nước họ đang hưởng.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here