Tại sao nhà nước CSVN công bố bỏ dự án đường sắt cao tốc ?

- Quảng Cáo -

hightp1Tháng 10 năm 2008, trong một lần đến Tokyo, Thủ tướng chính quyền CSVN, ông Tấn Dũng đã ngõ lời yêu cầu Nhật Bản giúp Việt Nam xây tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam theo mô thức Sinkansen. Trên nguyên tắc thì chính quyền của Thủ tướng Aso vào lúc đó đã đồng ý và ủy thác cho công ty đường sắt JR Toakai lo về chuyện này. Đầu tháng 05/2010, ngay khi vừa mới lên nhậm chức Tổng Giám đốc JR Tokai, ông Yamada Yoshi đã đích thân dẫn một số chuyên gia sang Việt Nam để điều tra, lúc về ông Yamada cho rằng hiện tại Việt Nam chưa cần phải xây dựng tuyến đường sắt cao tốc vì quá tốn kém (trên 56 tỷ USD), chỉ cần nâng cấp tuyến đường sắt thống nhất là có thể giải quyết được chuyện ùn tắt của tuyến đường này.

Theo sự tính toán của các chuyên gia kinh tế Nhật thì cách đây 53 năm, tổng chi phí xây đường sắt cao của Nhật ước tính vào khoảng 380 tỷ yen (tương đương với 2,4% GDP của nước này vào thời điểm đó), Mượn một số tiền bằng 2,4% GDP mà được trả trong vòng 20 năm là điều khả thi. Trong khi Việt Nam hiện nay mượn một món nợ 56 tỷ USD, gần bằng bằng 60% GDP hiện nay của nước này thì lấy tiền đâu ra để trả nợ. Cũng theo các kinh gia kinh tế Nhật thì nếu cộng chung số tiền vay của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á Châu lẫn tiền viện trợ ODA của Nhật vẫn không đủ 56 tỷ USD. Một dự án lớn cấp quốc gia thì không thể làm ăn theo kiểu có tiền đến đâu làm đến đó, xây nửa chừng thiếu vốn thì giải quyết như thế nào?, chẳng lẽ bỏ ngang, bắt Nhật và các ngân hàng vào thế kẹt hay sao?.

Trên cơ sở tính toán của các chuyên gia là như vậy, nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn muốn xây cho bằng được tuyến đường sắt cao tốc xuyên Việt và đã chỉ thị cho Bộ trưởng Giao thông & Vận Tải Hồ Nghĩa Dũng trình dự án ra Quốc hội để yêu cầu thông qua.

Ngày 08/06/2010, Quốc hội CSVN lần đầu tiên tổ chức buổi thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội- Sài Gòn. Tại buổi thảo luận này và một vài buổi thảo luận kế tiếp sau đó, người ta không khỏi buồn cười với các ý kiến ngô nghê của các Đại biểu ủng hộ dự án xây dựng đường sắt cao tốc do văn phòng Thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra và những lời giải trình quá đơn giản như làm một bài tính cộng để bảo vệ dự án này từ ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Giao thông & Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho đến những người được gọi là chuyên gia hàng đầu ở một số Bộ, số Ngành trong cổ máy nhà nước.

- Quảng Cáo -

Ý kiến ngô nghê thì nhiều, nhưng ấn tượng nhất là câu phát biểu của Đại biểu Trần Tiến Cảnh (Hà Nam): Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm…Việt Nam không phải là nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây.

Đại biểu Nguyễn Bá Thanh (hiện đang giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương) lúc đó cũng tán thành dự án với lời phát biểu như sau: Nếu đầu tư lãng phí thì có tội với dân, nhưng để giao thông sập xệ như hiện nay, mỗi năm làm chết và bị thương hàng chục ngàn người thì cũng có lỗi với thế hệ mai sau. Tổng số vón đầu tư lên tới 56 tỷ USD, nhưng không phải chi ra liền một lúc mà phân kỳ đầu tư tới 30 năm. Chỉ sợ không có nguồn vay để làm, còn có người cho vay thì quá tốt. Việt Nam còn gạo, còn bôxít, còn đường…sẽ có tiềm năng khai thác….

Còn ông Nguyễn Sinh Hùng thì phát biểu rằng: Tôi yên tâm, yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và chính phủ tính được bài để làm. Ông Hùng đã đưa ra một bài tính cộng như sau: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm nay (2010) ước đạt 106 tỷ USD. Với đà tăng trưởng hiện nay, đến năm 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên đến 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu lấy ngưỡng cửa an toàn vay nợ là 50% GDP, đến năm 2020, Việt Nam có thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn.

Cách tính toán của ông Nguyễn Sinh Hùng ấu trỉ đến như vậy nên chẳng ai cho vay vì vậy vào ngày 19/06/1020, Quốc hội CSVN đã bác dự án, mà có thông qua cũng đâu có tiền mà xây.

Mặc dù vậy, nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn muốn xây nên đã chỉ thị cho ông Hồ Nghĩa Dũng tái khởi động dự án đường sắt cao tốc. Về phần ông Dũng thì tiếp tục năng nỉ Nhật giúp mỗi khi có dịp, nhưng không có kết quả, nay thêm chuyện Ngân hàng Phát triển Á châu đưa các tập đoàn kinh tế và tổng công ty quốc doanh của Việt Nam vào sổ đen thì chính quyền Hà Nội hết hy vọng nên mới công bố bỏ dự án xây đường sắt cao tốc. Chắc chắn lãnh đạo đảng Cộng sản, đặc biệt ông Nguyễn Tấn Dũng tìếc như hụi vì mất đi một số tiền bỏ túi rất lớn đối với dự án này.

Bắc Kinh chủ trương Okinawa là lãnh thổ của Trung Quốc

okinawa1Ngày 8 tháng 5 vừa qua, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung quốc là tờ Nhân Dân đã cho đăng tải một bài luận văn có tựa đề Đảo Lưu Cầu (Okinawa) là lãnh thổ của Trung quốc. Tờ Nhân Dân giới thiệu bài luận văn này do một nhóm nghiên cứu gia uyên thâm của viện Khoa học Xã hội Quốc gia chấp bút với nhiều chứng cớ lịch sử chứ không phải viết theo cảm tính. Bài luận văn viết rằng vào thời nhà Minh và nhà Thanh đảo Lưu Cầu là lãnh thổ của Trung quốc đã bị Nhật Bản dùng vũ lực xâm chiếm rồi đổi thành tên là Okinawa. Năm 1894 xảy ra cuộc chiến tranh Nhật- Thanh và cuộc chiến này kết thúc bằng hiệp ước Shimoseki vào tháng 4 năm 1895. Vì nhà Thanh bại trận nên đành im lặng trước việc Nhật ngang nhiên chiếm cứ một số quần đảo của Trung quốc làm lãnh thổ của họ, trong đó có đảo Đài Loan và đảo Lưu Cầu (Okinawa).

Để phụ họa cho bài luận văn này, một số trang mạng lề Đảng đã cho đăng nhiều bài dẫn chứng về chuyện thổ dân ở đảo Lưu Cầu, nhiều người vẫn cho rằng họ chỉ mang quốc tịch Nhật mà thôi chứ không có tâm hồn và lối suy nghĩ của một người Nhật vì gốc gác khác biệt. Thêm dẫn chứng khác là khách du lịch nước ngoài đến Okinawa phần đông nhận xét rằng Okinawa chẳng mang nét gì Nhật Bản cả vì nguyên thủy nó đâu phải là lãnh thổ của Nhật.

Mấy ngày sau, tờ Hoàn Cầu Thời Báo còn cho đi thêm một bài xã thuyết khác dưới với cái tựa ”Vấn đề sở hữu Okinawa chưa được giải quyết”. Bài xã thuyết này nói rằng chưa vội nói về chủ quyền của Trung quốc đối với đảo Lưu Cầu (Okinawa) mà hãy hỗ trợ cho các thế lực đòi độc lập ở đảo này. Nếu Nhật Bản vẫn ngoan cố, chọn lựa thái dộ thù địch với chúng ta, tức là Trung quốc, thì phải đưa vấn đề lịch sử đảo Lưu Cầu ra để phân định chủ quyền về ai cũng không muộn. Bài xã thuyết này cũng đề nghị chính phủ Trung quốc giải quyết vấn đề chủ quyền đảo Lưu Cầu qua 3 bước như sau: Thứ nhất, là công khai tổ chức thảo luận về vấn đề đảo Lưu Cầu. Thứ hai, đưa vấn đề này ra hội nghị quốc tế và thứ ba là nếu Nhật Bản còn ngoan cố chọn thái độ thù địch với Trung quốc thì chúng ta công khai lên tiếng ủng hộ các thế lực ở Okinawa đòi phục hồi đảo quốc Lưu Cầu. Với thực lực hiện có, Trung quốc có thể giải quyết ba bước này trong vòng 2 hoặc 3 thập niên.

Khi tin này được loan tải rộng rãi thì người Nhật thay vì giận dữ đả tỏ ra hết sức ngạc nhiên, phần đông đều có nhận xét rằng chính quyền Cộng sản Trung quốc luôn bịa đặt, bẻ cong lịchh sử, không nói có, có nói không để làm sao có lợi cho mình là được, cứ cái điệu này thì trong tương lai gần Bắc Kinh sẽ tuyên bố Nhật Bản ngày xưa là lãnh thổ của Trung quốc. Trước những luận điệu như thế nên chính phủ Nhật đã chính thức lên tiếng kháng nghị, nhưng Bắc Kinh đã không chấp nhận vì cho rằng đó là công trình nghiên cứu lịch sử của các học giả và sự phản ảnh của người dân Trung quốc về bàì luận văn nghiên cứu đó, ở một nước tôn trọng tự do ngôn luận, tự do phát biểu như Trung quốc thì không thể cấm đoán những chuyện đó.

Theo các bình luận gia về tình hình thế giới thì bài luận văn đó toàn là chuyện củ rích chẳng có một dữ kiện nào mới. Một bài luận văn không có giá trị về công trình nghiên cứu vậy mà được tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung quốc đăng tải hết sức trang trọng. chứng tỏ đây là chủ trương của lãnh đạo Trung quốc. Vì Bắc Kinh không thỏa hiệp được với Tokyo về quần đảo Senkaku / Điếu Ngư nên Trung quốc đưa vấn đề đảo Lưu Cầu/ Okinawa để đánh phủ đầu Nhật Bản, thế nhưng Bắc Kinh làm quá dỡ để cho mọi người thấy cái bịa đặt và tham vọng xâm lược của họ ngang nhau, chỉ có một điều mà những người lãnh đạo Trung quốc hiện nay chưa biết là cái giá về sau mà nhân dân Trung quốc phải trả cho những hành động đó là bao nhiêu mà thôi.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here