Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (4)

- Quảng Cáo -

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (4)

truongca_hoitrungduongNhạc sĩ Phạm Đình Chương đã đóng góp nhiều tác phẩm thật đẹp, như những hạt kim cương lóng lánh, vào kho tàng tân nhạc Việt Nam.

Hội Trùng Dương hầu như là trường ca duy nhất Phạm Đình Chương giới thiệu với quần chúng trong suốt hơn ba mươi năm âm nhạc của ông. Trường ca Hội Trùng Dương xử dụng hình thức khuôn khổ Tây Phương để chuyên chở một nội dung dân ca Việt Nam.

Về bố cục trường ca Hội trùng Dương gồm một đoạn mở đầu và ba phiên khúc. Mỗi phiên khúc là tiếng nói của một dòng sông tiêu biểu cho mỗi miền. Miền Bắc có sông Hồng Hà đại diện, vào đến miền Trung có Sông Hương lên tiếng, xuôi miền Nam có Sông Cửu Long góp mặt. Tiếng nói của ba dòng sông đều được biểu tượng hóa bằng nỗi lòng của ba thiếu nữ. Tâm sự của mỗi dòng sông cũng là tâm sự của người dân địa phương về dân sinh, về nỗi khó khăn trong sự khuất phục với thiên nhiên, về sự can trường tranh đấu với nạn ngoại xâm.

- Quảng Cáo -

Về nhạc thuật, trong cả ba phiên khúc Phạm Đình Chương đã dung hợp ý nhạc có âm hưởng dân ca, với nhịp điệu Tây phương.

Phải nghe người dân mỗi miền, người Bắc, hay Trung, hay Nam hát những dân ca quen thuộc với tiếng nói thuần túy của họ, chúng ta mới thấy ý vị của giọng nói ấy đậm đà chừng nào…”

Nét đặc trưng dân ca mới chỉ là một trong những cá tính âm nhạc Phạm Đình Chương. Với cảm nhận bén nhậy ông là một trong những nhạc sĩ hàng đầu của miền Nam Việt Nam đã mang những nét tân kỳ của nhạc phổ thông Tây phương vào hồn thơ Quang Dũng, Đinh Hùng, Thanh Tân Tuyền, Trần Dạ Từ, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Ngọc Ẩn… Thi ca tự nó đã có nhạc tính khi ngâm hay đọc lên. Tuy nhiên sự kỳ diệu của âm nhạc như đôi cánh vạm vỡ nâng hồn thơ lên cao hơn và bay xa hơn. Đó là nét đặc trưng thứ hai trong nhạc Phạm Đình Chương, nói đúng hơn trong ” Nỗi Nhớ Khôn Nguôi” của Phạm Đình Chương.

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here