Đỗ Ngà
Hiện nay, nhu cầu xăng dầu trong nước ước tính khoảng 22 triệu m3/năm, trong đó 2 Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quốc cung cấp đến 80%, tức khoảng 17,6 triệu m3, còn lại 4,4 triệu m3 xăng dầu được các tập đoàn nhập khẩu.
Nhà náy lọc dầu Nghi Sơn đã gặp vấn đề về cung dầu ngay từ Tháng Giêng năm 2022 nhà máy lọc dầu lớn nhất nước này gặp vấn đề về nguồn cung vì thiếu tiền. Quý I, nhà máy này từ chỗ hoạt động 105% cồn suất bọ giảm xuống còn 80% công xuất và đến cuối quý I nhà náy lọc dầu Nghi Sơn chỉ hoạt động 60% công suất. Đến quý II và quý III nhà máy này giảm chỉ còn khoảng từ 50 – 55% công xuất, và quý IV nhà máy này cũng không cải thiện gì thêm.
Được biết, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có thiết kế 10 triệu m3/năm. Nếu giảm công suất xuống còn 55% thì nguồn nhiên liệu liếu hụt cần bù đắp vào là 4,5 triệu m3/năm, tương đương lượng xăng dầu thành phẩm do các tập đoàn nhập vào. Như vậy để cung ứng đủ lượng xăng dầu bù vào phần thiếu hụt do nhà máy Nghi Sơn giảm công suất thì các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu phải tăng nhập lên gấp đôi chứ? Tuy nhiên, theo ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cho biết các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đang giảm nhập. Nguyên nhân được đưa ra là tỷ giá USD/VND tăng nên không đủ nguồn tài chính nhập hàng với khối lượng lớn như trước đây.
Như vậy, vấn đề thiếu hụt xăng dầu không phải là “cục bộ” như Bộ Công Thương đã trấn an mà nó đang thiếu hụt nghiêm trọng trên diện rộng. Ở đây có hai câu hỏi tôi đặt ra, một cho ông Nguyễn Hồng Diên – Bộ trưởng Bộ Công thương và một cho ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Câu hỏi thứ nhất: Vấn đề thiếu hụt nguồn cung xăng dầu đã biết trước từ đầu năm 2022 với vấn đề của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, vậy tại sao ông không chủ động thúc các doanh nghiệp nhập khẩu tăng nhập mà để họ giảm nhập?
Câu hỏi thứ nhì là: Các doanh nghiệp nhập khẩu vướng về vốn do tỷ giá USD/VND tăng thì tại sao ông Phớc không có cơ chế nào hỗ trợ doanh nghiệp để giải quyết khó khăn này?
Trong vấn đề chính sách năng lượng mà cụ thể là vấn đề xăng dầu. Bộ Công Thương đã quá yếu kém khi sự việc đã được biết trước từ đầu năm 2022 mà đến bây giờ lại để xảy ra vấn đề thiếu hụt xăng dầu làm xã hội náo loạn. Và vấn đề này là vấn đề liên ngành giữa Bộ Tài Chính và Bộ Công thương nhưng tại sao hai bộ này không phối hợp mà lại để xảy ra tình trạng thiếu xăng dầu như hôm nay? Đã vậy, ông Hồ Đức Phớc còn đổ hoàn toàn trách nhiệm cho Bộ Công thương. Không phối hợp để khủng hoảng xảy ra, khi khủng hoảng xảy ra thì đổ trách nhiệm. Cái chính phủ này là nhóm ô hợp nào thế?
Và vấn đề Chính phủ, ông Phạm Minh Chính có trách nhiệm chỉ đạo liên ngành để Bộ Tài Chính và Bộ công thương phối hợp, vậy mà thời gian dài hai bộ này mạnh ai nấy lo. Vậy thì vai trò của ông Thủ tướng ở đâu? Dân đóng thuế nuôi các ông ngồi đấy “cho oách” hả? Cả một bộ máy bất tài!
-Đỗ Ngà-
Đọc thêm:
https://baodautu.vn/viet-nam-da-chi-68-ty-usd-nhap-xang…
https://congan.com.vn/…/loai-nghi-son-ra-khoi-nguon…
https://thanhnien.vn/nguon-cung-xang-dau-cuoi-nam-se-rat…
https://thanhnien.vn/bo-truong-tai-chinh-dam-bao-nguon…