Tản mạn theo dòng người đi

- Quảng Cáo -

Nguyen Khan

tin đại biểu Trần Hoàng Ngân của TPHCM cho rằng, TPHCM yêu cầu 28.000 tỷ, trung ương chỉ đáp ứng 2.000 tỷ.

Số tiền quá ít làm sao TPHCM có thể giữ được lao động ở lại? Bởi “có thực mới vực được đạo”.

Nhưng chẳng phải chỉ có trung ương thiếu quan tâm đến người lao động, không nghĩ thấu đáo, nếu tất cả lao động tháo chạy thì TPHCM sẽ thiếu lao động trầm trọng, doanh nghiệp sẽ đóng cửa nhiều hơn, doanh nghiệp FDI có thể đội nón ra đi đông hơn, thì gần 1/4 ngân sách trung ương thu từ TPHCM sẽ sút giảm nặng nề, kéo theo suy trầm kinh tế cả nước. Chi 28.000 tỷ cứu trợ người lao động sẽ thu về hàng trăm ngàn tỷ ngân sách, bỏ tép mới câu được tôm, muốn ăn tôm mà keo kiệt không muốn bỏ tép thì… Hàng ngàn người lao động kiệt sức buộc phải tháo chạy hoảng loạn, khiến tôm tép dần dần khan hiếm…

- Quảng Cáo -

Mà ngay cả đại biểu Ngân cũng chẳng khá gì hơn trung ương khi đề nghị xây tượng đài vinh danh đội ngũ y tế chống dịch. Thực ra tập thể y bác sĩ và nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch chỉ cần hỗ trợ tài chính chứ cần cái tượng đài ấy làm gì. Và cũng chẳng rõ đại biểu ngân than phiền trung ương chi tiền quá ít là thực tâm lo cho người dân đang thiếu thốn hay lo không có tiền làm tượng đài ?

Suy cho cùng, đối với người dân trong vùng giãn cách, số tiền chi tiêu sẽ không quay trở lại cho đến khi tháo gỡ giãn cách có việc làm mới có thu nhập. Nhưng đối với nhà nước, số tiền chi hỗ trợ cho dân cuối cùng cũng chạy về lại hòm ngân sách nhà nước chứ có mất đâu. Đó là lý do các chính phủ thường bơm tiền cứu nguy kinh tế, vì khi kinh tế tăng trưởng, đồng tiền giao dịch lớn, thu được nhiều thuế thì ngân sách mới dồi dào. Như vậy cứu đói cho dân cũng chính là cứu ngân sách nhà nước, vậy việc gì chính phủ không chi khẩn cấp 28.000 tỷ cho dân TPHCM, để đến mức người lao động thiếu thốn hoảng loạn tháo chạy mất kiểm soát, lợi bất cập hại, chẳng khác lấy đá ghè chân mình ?

Để giờ đây tham vọng kép của chính phủ là kiểm soát được dịch để sống chung… Và phục hồi kinh tế đều có thể vượt tầm tay :

– Kiểm soát dịch thế nào khi chính phủ ngăn chặn lao động hồi hương, không chỉ không ngăn chặn được, còn tạo ra những đám đông ùn ứ ở các chốt giao thông liên tỉnh khiến hàng ngàn người có thể bị nhiễm virus đang chạy tán loạn về các tỉnh thành quê nhà, tạo ra nguy cơ bùng phát đợt dịch mới?

– Phục hồi kinh tế thế nào khi hàng trăm ngàn lao động tháo chạy khiến TPHCM và các tỉnh công nghiệp phụ cận thiếu lao động trầm trọng. Dẫu biết vì nhu cầu việc làm, người lao động cũng phải quay lại kiếm sống, song vì chính phủ ngăn chặn họ hồi hương quá mạnh tay khiến họ hoảng sợ, cho nên ít ra cũng phải sau Tết Nguyên đán mới có thể có nhiều lao động quay lại kiếm việc. Như vậy quý IV là quý có rất nhiều đơn hàng phục vụ mua xắm năm mới, được xem là mùa làm ăn chính trong năm của các doanh nghiệp, sẽ thiếu lao động trầm trọng làm đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến nền kinh tế vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh, bị thêm một cú sốc thiếu lao động sẽ càng suy yếu nặng nề hơn.

Có lẽ đây là dịp để các vị lãnh đạo quốc gia đánh giá lại việc phóng chống dịch như chống giặc, làm cho kỳ được với bất cứ giá nào, không tiên liệu được hiệu quả và hậu quả, sẽ có kết cục ra sao ? Và chủ trương rất nhân văn không để ai tụt lại phía sau, đã thực hiện đến đâu ?

Qua ba lần tháo chạy trong hỗn loạn của người lao động và việc chính quyền lúng túng không ngăn chặn được dòng người hồi hương, có thể là câu trả lời cụ thể nhất để các vị lãnh đạo quốc gia có thêm kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng. Bởi chống dịch là để lo bảo vệ mạng sống cho dân chứ không phải đặt ra quá nhiều rào cản gây khó khăn cho dân, gây tổn hại cho nền kinh tế.

********************

Ai cứu ngân sách ? Các doanh nghiệp.

Ai cứu các doanh nghiệp ? Người lao động.

Ai cứu người lao động ? Không ai cứu cả. Họ tự cứu lấy mình./.

Nguyen Khan

- Quảng Cáo -