Lời chỉ trích từ Đại sứ quán Trung Cộng tại Việt Nam, hé mở cho thấy, việc Bắc Kinh gửi đến số lượng 500.000 liều sinopharm để chủng ngừa covid-19, mục đích lớn nhất là tuyệt đối dành riêng cho người Trung Quốc đang sống và làm việc tại Việt Nam, và đặc biệt là những người Trung Quốc sống gần các đường biên giới Trung-Việt.
Nếu có người Việt Nam nào được thụ hưởng phần vaccine này, trong thư được Đại sứ quán Trung Quốc gửi đến chính quyền Việt Nam, chỉ là “người Việt Nam sống trong các cộng đồng lân cận Trung Quốc, những người tham gia trao đổi thương mại và dịch vụ với Trung Quốc và công dân Trung Quốc đang ở và làm việc tại Việt Nam”. Tờ SMCP đưa tin hôm 25-6-2021.
Điều này, khác với ngôn luận của nhiều tờ báo Việt Nam trong nước, vẫn tuyên bố rằng số lượng nửa triệu liều vaccine của Trung Quốc là “gửi tặng” cho Việt Nam. Thực chất đây là một thỏa thuận ngoại giao, với tính chất ưu tiên tuyệt đối cho người của Trung Quốc, còn phần khác phụ thêm ở Việt Nam là do có liên quan đến các yếu tố Trung Quốc.
Có lẽ trong giai đọan gấp rút và thiếu thốn vaccine nên Bộ Y tế Việt Nam đã quyết định dùng ngay và trước cho người Việt Nam không nằm trong khung thỏa thuận đó. Nên lập tức, đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội đã lên tiếng phản đối, và nói là chính quyền Việt Nam đã “thất hứa” trong các cam kết.
Theo cam kết ban đầu, Việt Nam khi nhận được 500.000 liều sinopharm, sẽ phải gửi ngay đến 9 tỉnh phía Bắc, và chỉ tiêm cho “người Việt Nam sống trong các cộng đồng lân cận Trung Quốc, những người tham gia trao đổi thương mại và dịch vụ với Trung Quốc và công dân Trung Quốc đang ở và làm việc tại Việt Nam”.
Trong thư phản đối của mình, tờ SCMP cho trích rằng Trung Quốc bất mãn vì Việt Nam đã thất hứa ưu tiên vaccine cho công dân Trung Quốc, và phải dứt khoát tiêm phòng trước các nhóm người khác.
“Theo sự nhất trí của Trung Quốc và Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần cam kết rằng vaccine do Trung Quốc cung cấp trước tiên sẽ đến tay người Trung Quốc ở Việt Nam, và sau đó là người Việt Nam có kế hoạch làm việc tại Trung Quốc và người Việt Nam sống gần biên giới Trung Quốc”. Đại sứ quán Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố, “Nhưng các nhà chức trách Việt Nam đã không liên lạc với Trung Quốc theo sự thỏa thuận trên, trước khi công bố kế hoạch phân phối”.
Tờ SCMP không bình luận gì thêm, nhưng tin tức cho thấy, rõ ràng là Trung Quốc đã theo dõi rất kỹ – với tâm trạng đã nhiều phần không vui – khi chính sách ngoại giao, chào mời mua vaccine của Trung Quốc thất bại ngay từ đầu ở Việt Nam.
Cuối cùng, vaccine Trung Quốc chỉ chính thức được Bộ Y tế Việt Nam miễn cưỡng chấp nhận khi có sự cho phép kèm theo của WHO – nhưng là lại gắn thêm ghi chú rất nhạy cảm “phê duyệt có điều kiện”. Chính vì vậy khi lô 500.000 liều vaccine đến sân bay Nội Bài, nhất cử nhất động đều được Trung Quốc theo dõi rất kỹ để bắt bẻ, ngay khi Việt Nam bộc lộ sự cần thiết, xé rào chích trước cho người Việt Nam không liên quan.
Được biết, sau khi có lời phản đối, phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đồng ý ngừng ngay mọi hoạt động chích ngừa bằng sinopharm ngoài thỏa thuận, nhưng chưa có kế hoạch mới, cụ thể về việc phân phối vaccine cho người Trung Quốc tại Việt Nam.
Tin cũng cho hay rằng, Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố nếu Việt Nam làm đúng thỏa thuận, thì nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy chương trình “Spring Sprout” (Chồi xuân) của Trung Quốc tại Việt Nam. Chương trình này theo quảng bá, là một chiến dịch toàn cầu nhằm chích vaccine cho công dân Trung Quốc đang sống và làm việc ở nước ngoài – bao gồm 120 quốc gia, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước. Theo quan điểm của Bắc Kinh, khi một người Trung Quốc sống ở bất cứ đâu được hưởng phúc lợi thì một số cư dân có liên quan đến người Trung Quốc cũng sẽ được như vậy.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vốn đã căng thẳng trong những năm gần đây do các hành động của Bắc Kinh nhằm độc chiếm vùng Biển Đông giàu tài nguyên, mà Việt Nam là một trong quốc gia bị ảnh hưởng trực diện và thường xuyên.
Bên cạnh đó, khi được Trung Quốc chào mời mua sinopharm trong chiến dịch ngoại giao vaccine của mình, Việt Nam đã im lặng, nhưng lại phê duyệt ngay việc sử dụng vaccine AstraZeneca của Anh, và Sputnik V của Nga. Vào giữa tháng 6-2021, Nhật Bản gửi tặng thêm 1 triệu liều vaccine AstraZeneca, bên cạnh 1 triệu liều, mà nước này đã gửi đến, như vỗ mặt Trung Quốc, khiến tình hình lại căng thẳng hơn.
Trên tờ Bloomberg ghi nhận rằng người dùng mạng xã hội Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận về việc Việt Nam không làm đúng thỏa thuận, dùng sai mục đích trong hành động và cả về mặt truyền thông trong vụ 500.000 liều sinopharm ưu tiên cho người Trung Quốc. “Việt Nam đã không thực hiện cam kết ưu tiên với Trung Quốc” là chủ đề – và cả hashtag – được tìm kiếm nhiều nhất ở twitter và weibo, vào giữa tháng 6, với hơn 230 triệu lượt xem và bình luận./.
#sinopharm #vaccinetrungcộng