Từ hôm nghe cụ Tổng phát biểu : Kinh tế thị trường định hướng XHCN là sản phẩm trí tuệ không có nước nào có trên thế giới, là đặc trưng có tính cách mạng sâu sắc chỉ có ở Việt Nam.
Bên bàn nước mọi người bàn tán, bình luận phân tích rất hăng hái, chẳng ai chịu ai vì nó quá trừu tượng, quá phức tạp, khó hiểu.
Cuối cùng giáo sư “Uyên thâm” lên tiếng:
Các ông cứ nghe các “học giả” phán thì vứt đi hết. Học thật chẳng ăn ai, đừng nói đến bọn học giả.
Cụ Tổng lú lẫn, sáng nắng chiều mưa.
Lúc thì Cụ ca thán “Không biết hết thế kỷ này, quá độ tiến lên CNXH hiện thực đã thành công chưa?”
Lúc thì Cụ tuyên bố “Đến năm 2045 học thuyết Kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ được xây dựng hoàn thiện”
Tôi khẳng định cụ Tổng chẳng biết gì về “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” cả. Cụ cứ lo nghĩ vớ vẩn. Có rồi! Có từ lâu rồi.
Xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN là:
– Thứ nhất, Làm giàu nhưng không được bóc lột.
Có đúng không?
Mọi người gật lia lịa: Đúng quá, nhưng khó quá.
Các ông nghe lạ à? Lạ là phải, tư bản làm giàu trên xương máu của người lao động nghe quen rồi.
Bây giờ làm giàu theo định hướng XHCN không được bóc lột các ông tưởng viển vông không có, có rồi đấy.
Nước ta khối tỷ phú đô la, anh Vượng, Anh Long, Anh Quyết, chị Thảo… đầy ra, có ai dám nói là bóc lột đâu, toàn gọi là doanh nhân thành đạt, được ca ngợi, tấm gương làm giàu cho thế hệ trẻ.
Họ không bóc lột người, chỉ bóc lột đất, khoáng sản, tài nguyên môi trường thôi. Cho nên chúng ta phải thay đổi tư duy, cách nghĩ về “bóc lột” đi.
XHCN không bóc lột người chỉ bóc lột đất, tài nguyên khoáng sản, môi trường, hiểu chưa? Cho nên làm giàu mà không bóc lột “người” ta có rồi, sao cụ tổng vẫn phải đi tìm, đi hoàn thiện làm gì nữa
– Thứ hai là, Dựa trên Kinh tế trí thức. Kinh tế trí thức là làm việc bằng chất xám, não làm, chân tay không làm. Mồm chỉ đạo là chính.
Tôi hỏi các ông, ở ta đã có cái này chưa?
Mọi người ồ theo:
Cái này ở ta là nhất, có từ lâu rồi. Mọi chính sách đường lối đều xám xịt, xám xịt toàn phần- tất cả “các cơ đoàn thể, tâm sinh lý” đâu có riêng não. Toàn thấy nói mồm, chỉ đạo quyết liệt, ba hoa, bốc phét là giỏi. Người làm thì ít thằng phán thì nhiều.
Chất xám trong kinh tế trí thức Tây, Mỹ, Nhật, Tàu gọi ta bằng cụ. Ông “Pass” qua cái này, nói cái tiếp theo đi.
Giáo sư e hèm, cái thứ ba là yếu tố cạnh tranh:
Chất lượng ngoại, giá thành nội. Cái này ta làm được chưa?
Mọi người cười nắc nẻ: làm được lâu rồi, từ hồi vua Hùng cơ, cứ ra Đồ Sơn thì biết
“Không đi không biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết đồ nhà vẫn hơn
Đồ Sơn bằng cái lá đa,
Đồ nhà bằng cái bạt là Liên Xô”
Mọi người chắp tay vái, đồng thanh hô: Bố chịu thầy, kinh tế thị trường định hướng XHCN của ta có từ lâu rồi ạ.
Anh quoc