Thế giới đang bùng nổ các kỷ lục về khí hậu, và khả năng ngày càng tăng là năm 2023 có thể là năm nóng nhất được ghi nhận trong một cuộc khủng hoảng khí hậu đang làm thay đổi thời tiết.
Con người đang tiến gần đến giới hạn của ‘khả năng sống sót’ khi những đợt nắng nóng ngột ngạt nhấn chìm nhiều nơi ở châu Á.
Trung Quốc đã vật lộn với nhiệt độ phồng rộp trong nhiều tuần. Bắc Kinh, nơi chứng kiến nhiệt độ tăng vọt trên 41°C (105,8°F), đã lập kỷ lục mới về ngày nóng nhất của thành phố trong tháng 6. Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông sẽ “tiếp tục bị nung nóng bởi nhiệt độ cao”, theo dự báo của đài quan sát khí tượng của Trung Quốc.
Ấn Độ đã trải qua một đợt nắng nóng vào tháng 4 với ít nhất 10 trạm thời tiết trên toàn thủ đô New Delhi ghi nhận nhiệt độ trên 40°C (104°F). Ở một số bang, nắng nóng khiến trường học phải đóng cửa, mùa màng bị hư hại và gây áp lực lên nguồn cung cấp năng lượng. Các trận mưa cuối tháng 6 ở Uttar Pradesh được coi là một cứu tinh đối với 241 triệu dân của tiểu bang này, sau khi nhiệt độ ở một số khu vực tăng vọt lên 47°C (116°F) khiến hàng trăm người bị bệnh liên quan đến nhiệt.
Còn Việt Nam thì sao?
Các báo cáo chính thức của Việt Nam cho thấy “năm 2023 có khả năng số ngày nắng nóng cao hơn năm 2022” với nhiều đợt nắng nóng gay gắt hơn và nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm.
Đợt nắng nóng gay gắt nhất trong hai tháng qua với nhiệt độ cao phổ biến khoảng 36°C – 39°C, thậm chí có nơi trên 40°C. Đây là đợt nắng nóng kéo dài nhất ở Bắc Bộ và Trung Bộ từ đầu năm đến nay, theo báo cáo của Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
Tác động của nhiệt độ cực cao sẽ tác động đến môi trường, mức tiêu thụ năng lượng và hệ sinh thái của chúng ta. Chính phủ nào cũng nên hiểu như thế.
Nhưng trớ trêu thay, Việt Nam cũng là nơi mà nhà nước đã sử dụng các thủ đoạn ‘đấm dưới thắt lưng’ khi lạm dụng luật thuế để buộc tội và bỏ tù các nhà hoạt động môi trường – trong số này gồm có Hoàng Thị Minh Hồng, Đặng Đình Bách, Mai Văn Lợi, Bạch Hùng Dương, và Ngụy Thị Khanh.
Thủ phạm quốc tế đứng đầu trong việc tàn phá môi trường?
Không cần suy đoán lâu. Trung Quốc là nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới và là nguồn khổng lồ trong việc gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu; và Tập Cận Bình vẫn tiếp tục nới lỏng các cam kết về môi trường, tuyên bố lượng khí thải CO₂ của Trung Quốc sẽ không đạt đỉnh (để dừng lại) cho đến năm 2030.
Trung Quốc đã cấp phép hai nhà máy điện than mới mỗi tuần vào năm 2022, với công suất điện than bắt đầu xây dựng ở Hoa lục lớn gấp sáu lần so với tất cả các quốc gia còn lại trên thế giới cộng lại, theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) có trụ sở tại Phần Lan.
Theo một báo cáo của nhà nghiên cứu Ian Tiseo về sự thay đổi lượng khí thải CO₂ toàn cầu 1990-2021, đăng trên trang web của Statista vào ngày 6 tháng 2, lượng khí thải CO₂ ở Vương quốc Anh vào năm 2021 đã thấp hơn 43% so với năm 1990, trong khi lượng khí thải ở Hoa Kỳ thấp hơn khoảng 6,2%.
Ngược lại, lượng khí thải ở Trung Quốc vào năm 2021 cao hơn 300% so với năm 1990. Và, cứ thế mà tăng.
Biển Đông là một vấn đề an ninh khu vực. Tác động của Trung Quốc đối với môi trường là thảm họa của toàn cầu.
Người Đà Lạt Xưa