Vụ cô ca sĩ Hanni rốt cục đảng CSVN, qua hệ thống tuyên giáo, lại vi phạm những nội dung mà họ đã “nghiêm chỉnh đồng thuận” trong Nghị quyết 36 về công tác đối với người Việt ở nước ngoài.
Đó là việc “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai“.
Bởi vậy câu “đừng nghe những gì công sản nói, mà hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm” của cố tổng thống Thiệu luôn là chân lý cho mọi thời đại.
Cam kết “xóa bỏ định kiến”, “không phân biệt đối xử” nhưng tuyên giáo của đảng luôn hành xử với người Việt ở nước ngoài trên tinh thần phân biệt “địch-ta”.
Thực thể VNCH đã tiêu vong từ năm 1975, không ai có thể “hà hơi” khiến chế độ này sống lại hết cả.
Làm gì có “tinh thần cởi mở” khi tuyên giáo CSVN luôn coi VNCH là “địch”. Làm gì có vụ “xóa bỏ định kiến”, xóa bỏ phân biệt giai cấp, thành phần xuất thân qua vụ 50 năm sau, cháu nội, cháu ngoại những người VNCH cũ vẫn bị xếp vào thành phần “địch”.
Thành quả về văn hóa của lớp con cháu VNCH cũ gầy dựng được ở nước ngoài vô hình trung trở thành “văn hóa phản động”. Không có luật nào cấm nhưng qua “bàn tay bí mật” là lực lượng tuyên giáo, đảng CSVN không cho phép thành phần này “kiếm tiền” trên đất nước Việt Nam.
Theo tôi vụ này “lợi bất cập hại”.
Mới đây phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam còn lên tiếng “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, sau khi vụ người Việt Nam kiện bồi thường chiến tranh thành công tại một tòa án Nam Hàn. Tức là CSVN sẽ không cho phép dân chúng kiện cáo tiếp để đòi bồi thường.
Nếu so sánh việc này với nội dung dẫn trên của Nghị quyết 36. Cả hai đều có một mục tiêu: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai.
Thực tế: Thấy vậy mà không phải vậy.
Việt Nam hiện nay cần Nam Hàn hơn là Nam Hàn cần Việt Nam. Việt Nam cần đủ thứ, từ kinh tế cho tới quân sự. Thử hỏi, nếu Nam Hàn không bán vũ khí cho Việt Nam, thì Việt Nam từ nay lấy gì để vũ trang?
Nhưng tuyên giáo Việt Nam “thọc gậy bánh xe”, vụ cô Hanni là vụ thứ hai. Vụ trước là vụ tập phim “Ba chị em” trình chiếu trên Nexflix bị cấm chiếu ở Việt Nam, do “xuyên tạc lịch sử”.
Theo tôi, chính phủ Nam Hàn nên xét lại các quan hệ với Việt Nam. Cũng như tập thể VNCH cũ.
Việt Nam là một đối tác chiến lược toàn diện với Nam Hàn. Quan hệ này không cho phép hiện hữu cái cách hành xử “như kẻ thù” của tuyên giáo đối với con người, cũng như sản phẩm văn hóa của Nam Hàn.
Tuyên giáo Việt Nam, qua cô Hanni, chống mọi sự “kiếm tiền ở Việt Nam” của các lực lượng “chống Cộng”.
Nam Hàn cùng VNCH cũ là đồng minh cật ruột, cùng đổ máu chống lại sự bành tướng của cộng sản. Nam Hàn vì vậy là một quốc gia chống Cộng xuất sắc, có hiệu quả tại khu vực châu Á. So sánh Nam Hàn với Bắc Hàn hay Việt Nam ta thấy rõ điều này.
Tuyên giáo là cánh tay ngầm, là bề mặt của ý thức hệ của đảng CSVN. Vì vậy các đầu tư của các tập đoàn Nam Hàn vào Việt Nam, cũng như cô Hanni, sẽ không được hoan nghênh tại Việt Nam.
Về tập thể VNCH cũ, đảng và nhà nước CSVN không hề có chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc. Họ chỉ có chính sách “đại đoàn kết dân tộc”. Mặt trận Tổ quốc là cơ quan có trách nhiệm thi hành mục tiêu này (điều 3, khoản 1, Luật về Mặt trận Tổ quốc).
Hai khái niệm hòa hợp và hòa giải dân tộc và “đại đoàn kết dân tộc” hoàn toàn khác nhau.
Mục tiêu (trách nhiệm) của MTTQ không hề nói bất cứ một điều gì liên quan đến “hòa hợp và hòa giải dân tộc”.
Một số các bài viết của tuyên giáo có đề cập đến cụm từ “hòa hợp và hòa giải dân tộc”, với mục đích “đánh tráo khái niệm”, gắn liền chính sách “đại đoàn kết dân tộc” hiện hữu từ thời trước 1954 với cái gọi là “hòa hợp và hòa giải dân tộc”. Những bài viết này chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây.
Tin lời cán bộ CSVN về sự hiện hữu của chính sách “hòa hợp hòa giải dân tộc” là bán lúa giống./.