Cô giáo có bị bẻ tay hay không? Lỗi của cô giáo?

Cô giáo bị đuổi ra khỏi lớp học trước mặt học sinh ở Huế. Ảnh: Báo Giao Thông
- Quảng Cáo -

BS Nguyen Thi Ha Lieu

Hiện nay, trên mạng cũng như báo chí đều chia sẻ hình ảnh cô giáo bị đuổi ra khỏi lớp học trước mặt học sinh.

Họ chỉ lo phân tích việc có bị bẻ tay hay không và đổ lỗi cho cô giáo.

Theo tôi,  hay không bẻ tay hay khóa tay hay dắt tay hay tiễn đưa cô giáo ra khỏi lớp học trước mặt học sinh với hình thức như thế này, đều là hình ảnh phản cảm. Cho nên không cần phải phân tích chi li việc có bẻ tay hay không làm gì.

- Quảng Cáo -

Thái độ cư xử này, theo pháp luật của nước Pháp, nhà trường không những có lỗi với cô giáo mà còn có lỗi với học sinh, vì hình ảnh này sẽ gây chấn thương tâm lý cho trẻ em.

Nhưng ở Việt Nam thì mọi người không nhận ra được những hậu quả đó, nên phụ huynh… im re, cứ y như là không dính dáng gì đến con em của họ.

Trong khi ở Pháp họ rất tôn trọng và quan tâm đến tâm lý trẻ em, phụ huynh học sinh sẽ làm đơn kiện Ban Giám hiệu nhà trường trước tiên, còn lỗi của cô giáo, thì chuyện đó để tòa án xử.

Cho dù cô giáo là người có sai đi chăng nữa nhưng cách thức đuổi cô giáo kiểu này thì đã chứng tỏ là hệ thống giáo dục Việt Nam đã xuống cấp trầm trọng, luật pháp đã không nghiêm minh và xã hội là một xã hội vô tổ chức.

Các ban ngành có liên quan tới bảo vệ trẻ em phải là những người lên tiếng đầu tiên để bảo vệ trẻ em.

Ấy thế mà, mọi người vẫn im re, im hơi lặng tiếng như không dính dáng gì đến ngành của mình (?!)

Đồng nghiệp của cô giáo đâu? Đáng lẽ họ phải là những người lên tiếng đầu tiên, vì “trước người sau ta.”

Như trường hợp hỏa hoạn nhà hàng xóm, đừng đợi khi lửa bén đến nhà mình mới chữa cháy, khi ấy, hàng xóm đứng nhìn, thì đừng trách họ vô cảm.

Tôi đã chứng kiến tận mắt: Một hôm, tôi đang đứng ở trạm xe buýt, thì có một tên chuyên đi móc túi đến sát gần mà tôi không biết, chỉ khi 2 police (cảnh sát) dân sự (mặc áo như người dân), lao vào nhanh như cắt, kéo người này vào một góc bên đường để không một ai chú ý. Một tay giữ để đồng nghiệp khóa tay, một tay police đó lôi ra một băng đeo vào cánh tay chữ police (nhờ thế mà mà tôi biết, đó là police), rồi có xe police đến đưa đi.

Tôi cố nhìn mặt, mà không thể thấy được kẻ gian đó là ai vì police giữ họ ở trong góc đường cho đến khi xe police đến chở đi, không một ai chú ý, ngoài tôi.

Thế đấy, ngay đến kẻ gian bị bắt tại trận mà police cũng không để ai biết, vì chỉ có toà án mới được quyền kết tội họ.

Ngay cả những kẻ bị tình nghi, mà bị police đến tận nhà bắt đi, police cũng cho phép họ lấy áo che mặt, cũng như khi ra tòa xét xử.

Nói chung là dù là tội phạm chăng nữa, cũng phải được đối xử một cách tế nhị và tôn trọng họ.

Trong khi đó, dù gì cũng là một cô giáo, một người được đào tạo dưới mái trường XHCN và nhất là trước mặt học sinh, thì lỗi ở Ban Giám hiệu trước tiên.

BS Nguyen Thi Ha Lieu

Nguồn: FB Thái Hạo

- Quảng Cáo -