“Lòng tốt” của kẻ cướp

Từ 0h ngày 11/7, Liên Bộ Công Thương - Tài Chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu. Xăng E5RON92 giảm 3.103 đồng/lít, xăng RON95 giảm 3.088 đồng/lít. Ảnh: Báo mạng Lao Động
- Quảng Cáo -

Tân Phong – Việt Tân

Chẳng biết có phải nhờ mấy người anh em Sri Lanka đêm qua phóng hỏa đốt dinh thự thủ tướng và truy đuổi tổng thống chạy tụt quần mà giá xăng ở xứ Đông Lào đã đột ngột giảm tới hơn 3.000 đồng/lít? Nhưng nếu việc giá xăng giảm ở xứ XHCN Đông Lào có lý do liên quan tới sự sụp đổ của chế độ chính trị tham nhũng và chư hầu của Bắc Kinh ở Sri Lanka, thì phải ghi nhận rằng giới chóp bu Hà Nội dạo này có nhạy cảm chính trị tốt hơn và phản ứng nhanh đáng ngạc nhiên.

Tuy vậy, thật ngây ngô khi tin vào lòng tốt của kẻ ăn cướp và chế độ độc tài cộng sản. Ngày xưa, ông Nam Cao tả về nghệ thuật cai trị đám dân đen qua hình tượng Bá Kiến thật là tinh tế lắm. Chẳng biết làm sao mà cái chế độ “do dân và vì dân” cộng sản sau này đã áp dụng tài tình và triệt để những ngón nghề “vặt lông vịt” vừa thâm nho, tàn bạo vừa khéo léo còn hơn cả lão Bá của Nam Cao. Giá xăng giảm, thì có hàng chục thứ khác sẽ tăng. Và giờ đây không phải chỉ có thuế mà còn đủ trăm ngàn thứ phí và các dịch vụ hành chính bắt buộc, đủ mọi ngành, đủ mọi lĩnh vực sinh ra những giấy phép con để bóp cổ đám dân cùng đinh nhất.

Mới đây, lướt qua nhà Facebook của Nguyễn Triệu Vỹ được biết theo qui định của nhà nước xã hội chủ nghĩa xứ Đông Lào, gần nửa triệu lái xe Grab phải có lý lịch tư pháp, mỗi năm lại phải khai và nộp lại bản mới với phí 200.000 Hồ tệ/ lần. Nhẩm sơ qua, chỉ riêng cái phí đi khai nộp lý lịch tư pháp mỗi năm, ngành tư pháp đã thu 100 tỷ từ đám chạy xe ôm công nghệ. Hô hào cải cách hành chính, thực hiện một cửa, chính phủ điện tử 4.0, căn cước gắn chip… đủ các thứ rồi vẫn bắt dân đi khai lý lịch tư pháp để bóp cổ làm tiền những người yếu thế như vậy. Thực sự là không còn lời nào để nói về chế độ ăn cướp, ăn cắp, đốn mạt như thế này.

- Quảng Cáo -

Dịch bệnh thì chúng không từ mưu ma chước quỉ, bắt dân ngoáy mũi xét nghiệm bằng test kit đểu, chặt chém những người lao động ở nước ngoài về nước bằng “chuyến bay giải cứu”… Sinh mạng, sức khỏe của người dân bị đem ra làm tiền, bằng tất cả thủ đoạn độc ác nhất. Còn bây giờ, tất cả mọi bộ ngành quản lý nhà nước, thi nhau nghĩ ra trăm thứ phí để bòn rút, bóp cổ người dân.

Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận mới thông xe, thu phí với giá cắt cổ. Mức phí cho xe đi toàn tuyến có giá từ 108.000 đồng tới 432.000 đồng. Cả Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi là vựa lúa gạo, thủy sản, trái cây nuôi sống quốc gia vậy mà mấy chục năm chưa có nổi 100 km đường cao tốc, giờ có thêm đoạn nào là “chém đẹp” dân miền Nam đoạn đó. Hạ tầng công ích, giao thông chỗ nào cũng tệ hại, xuống cấp thê thảm nhưng có công trình nào thì bị rút ruột, xà xẻo đến mức đường chưa đi đã sụp.

Mới đây, tờ VnExpress ngày 9 tháng Bảy đưa tin:

“…Đường liên xã Tuyên Bình Tây – Vĩnh Bình cặp sông Vàm Cỏ Tây do Ban Quản lý dự án nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh) làm chủ đầu tư. Tuyến dài 6 km, rộng 4 m, có một cầu gần 40 m, tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng. Dự án khởi công cách đây 9 tháng, hoàn thành đưa vào sử dụng hai tuần trước.

Sáng qua, đường bị nứt ở một số điểm, sau đó sụt lún kéo dài, làm gãy cầu bắc qua sông, gây ách tắc giao thông khu vực. Ở khu vực huyện Vĩnh Hưng, hồi đầu tháng 5, hơn 1,5 km đường dẫn cầu Bắc Chiên bắc qua sông Vàm Cỏ Tây, trong quá trình thi công bị sạt lở, nhiều đoạn nứt toác 2-3m, sâu hơn 2m.”

Hạ tầng giao thông các tỉnh miền Tây vốn rất thiếu thốn, xuống cấp do từ nhiều thập kỷ qua không được đầu tư đúng mức bởi chính sách “đào Nam, đắp Bắc” của CSVN. Nhưng những công trình được đầu tư nâng cấp bằng vốn ngân sách thường bị rút ruột, xà xẻo như công trình này khiến cho Đồng Bằng Sông Cửu Long đứng trước rủi ro và áp lực rất lớn trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, chính sách khai thác tài nguyên bừa bãi, quá tải về dân số và nhu cầu phát triển kinh tế. Đây là nút thắt lớn nhất, lực cản lớn nhất cho phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL. Ảnh: VnExpress
Hạ tầng giao thông các tỉnh miền Tây vốn rất thiếu thốn, xuống cấp do từ nhiều thập kỷ qua không được đầu tư đúng mức bởi chính sách “đào Nam, đắp Bắc” của CSVN. Nhưng những công trình được đầu tư nâng cấp bằng vốn ngân sách thường bị rút ruột, xà xẻo như công trình này khiến cho Đồng Bằng Sông Cửu Long đứng trước rủi ro và áp lực rất lớn trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, chính sách khai thác tài nguyên bừa bãi, quá tải về dân số và nhu cầu phát triển kinh tế. Đây là nút thắt lớn nhất, lực cản lớn nhất cho phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL. Ảnh: VnExpress

Trong khi đó, những cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh hàng ngàn tỷ, trăm tỷ được xây dựng ở các tỉnh ngoài Bắc chỉ để quan chức chia phần lại quả mà rất ít công năng phục vụ, thậm chí bỏ hoang. Như ví dụ dưới đây là bệnh viện 69 triệu USD ở Hạ Long, Quảng Ninh đã bỏ hoang 10 năm hay nhà máy nước 20 tỷ đồng ở Nghệ an được xây để làm nơi …thả bò.

Tờ Kinh Tế đưa tin:

“Kinhtedothi – Được đầu tư xây dựng với tổng vốn ban đầu ước tính 69 triệu USD, nhưng Bệnh viện quốc tế Hạ Long tại phường Hùng Thắng (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) lại bị bỏ hoang suốt trong thời gian dài, gây lãng phí lớn về tài nguyên đất cũng như ảnh hưởng mỹ quan đô thị.”

Bệnh viện đầu tư gần 69 triệu Mỹ Kim ở Quảng Ninh bỏ hoang cả thập kỷ. Khu nhà chính 600 m² dự án Bệnh Viện Quốc Tế Hạ Long cửa đóng then cài gần 10 năm qua. Ảnh: Kinh Tế & Đô Thị
Bệnh viện đầu tư gần 69 triệu Mỹ Kim ở Quảng Ninh bỏ hoang cả thập kỷ. Khu nhà chính 600 m² dự án Bệnh Viện Quốc Tế Hạ Long cửa đóng then cài gần 10 năm qua. Ảnh: Kinh Tế & Đô Thị
Bệnh viện đầu tư gần 69 triệu Mỹ Kim ở Quảng Ninh bỏ hoang cả thập kỷ. Nằm tại vị trí vàng nhưng dự án Bệnh Viện Quốc Tế Hạ Long bị bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên nhiều năm nay. Ảnh: Kinh Tế & Đô Thị
Bệnh viện đầu tư gần 69 triệu Mỹ Kim ở Quảng Ninh bỏ hoang cả thập kỷ. Nằm tại vị trí vàng nhưng dự án Bệnh Viện Quốc Tế Hạ Long bị bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên nhiều năm nay. Ảnh: Kinh Tế & Đô Thị
Nhà máy nước sạch 20 tỷ đồng ở Nghệ An bị bỏ hoang làm nơi thả bò. Ảnh: Tiền Phong
Nhà máy nước sạch 20 tỷ đồng ở Nghệ An bị bỏ hoang làm nơi thả bò. Ảnh: Tiền Phong

Theo phát ngôn của ông Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ Nguyễn Hoàng Hải vào năm 2017 cho biết mỗi năm có ít nhất khoảng 5 tỷ Mỹ Kim bị tiêu sai, lãng phí, do tham nhũng và đầu tư không hiệu quả. Con số đó là “chưa đầy đủ” như khẳng định của ông Hải, vì rất nhiều công trình lãng phí hay sai phạm chưa được phát hiện. Con số 5 tỷ USD bị lãng phí vì tham nhũng và quản lý kém, chi tiêu sai là con số “kiểm đếm” được trong giai đoạn đó.

Những công trình trên đây chỉ 1 vài ví dụ trong hàng trăm ngàn công trình được xây lên chỉ để rút ruột ngân sách, tham quan chia chác với đám doanh nghiệp sân sau.

Các đô thị lớn nhất như Hà Nội hay thành Hồ đều trở thành những điểm đen về qui hoạch và những thành phố này sẽ tiêu tốn một nguồn lực xã hội khổng lồ chỉ để “đập đi, sửa lại.” Đường sá tắc nghẽn, ngập lụt khắp mọi nơi, bệnh viện quá tải, nước sạch không có dùng. Ngay cả thành phố Hà Nội vẫn có tới 3 triệu dân phải sử dụng nước giếng khoan nhiễm thạch tín để sinh hoạt…và sau mỗi cơn mưa rào thì cả thủ đô biến thành hồ nước mênh mông.

Những phồn hoa, tráng lệ chỉ tập trung vào một vài khu nơi đám “thượng lưu tôn quí Đỏ” sinh sống. Còn hàng chục triệu các “ông chủ” tha hồ lặn ngụp trong làn nước cống rãnh ngập tới háng. Riêng đối với thành Hồ còn phải đối mặt với nguy cơ 1/3 đồng bằng này sẽ chìm dưới mực nước biển trong một tương lai không xa.

Tháng Mười Một, năm 2019, người viết đã đề cập tới những rủi ro hệ thống trước thực trạng tồi tệ về hạ tầng công ích như y tế, môi trường, môi sinh và lỗ hổng trong hệ thống an sinh xã hội trước sức ép về dân số và sự thiếu hụt đầu tư xã hội nghiêm trọng trong bài viết Miền Nam Việt Nam trước thảm họa môi sinh và sinh thái.”

Chỉ 1 năm sau đó, những gì đã diễn ra khi cơn cúm Tàu lần thứ tư ập tới, chúng ta đã được chứng kiến một sự sụp đổ toàn diện về hệ thống y tế công, hệ thống an sinh và một cuộc khủng hoảng nhân đạo đã xảy ra với cái giá cực đắt là hơn 3 vạn sinh mạng người dân vô tội đã chết vì không được cứu chữa và chăm sóc, chỉ riêng ở thành Hồ.

Thực tế đã chứng minh tất cả những gì chúng tôi cố gắng vạch trần sự thối nát, nhũng lạm trong hệ thống công quyền CSVN hoàn toàn chính xác. Cho đến nay, những rủi ro hệ thống đó vẫn còn nguyên và những thảm họa trong tương lai sẽ còn lặp lại.

Gần đây, giới chóp bu CSVN hứa hẹn những khoản đầu tư khủng vào hạ tầng giao thông Đồng Bằng Sông Cửu Long và thành Hồ nhưng xem ra không có chút căn cứ nào cho những chiếc bánh vẽ này trở thành hiện thực.

https://www.baogiaothong.vn/dau-tu-100000-ty-dong-phat-trien-giao-thong-dong-bang-song-cuu-long-d555306.html

https://baochinhphu.vn/22-ty-usd-tai-tro-de-phat-trien-ben-vung-dong-bang-song-cuu-long-10222062113484446.htm

Đất nước nhung nhúc một “bầy sâu,” sinh sôi nảy nở trên thân xác thối rữa của thể chế toàn trị, mục ruỗng về Đạo đức và núi Nợ phát triển nhanh như khối u ác tính di căn. Không có một phép lạ nào cả và tương lai như Sri Lanka hay Venezuela cũng không còn xa.

Tân Phong

- Quảng Cáo -