Học phật tu nhân, tu tại gia – truyền thống tín ngưỡng của Miền Nam
Năm năm qua, có quá nhiều thông tin sai lệch gây nhiễu loạn, đến không chỉ người thường mà ngay trong giới trí thức nhiều người cũng hoang mang hoài nghi về những tội ác rợn người là hang ổ loạn luân mang tính bầy đàn. Đến nay, đã có kết luận điều tra, cáo trạng buộc tội, họ chi vi phạm mỗi một tội duy nhất theo điều 331, lợi dụng quyền tự do dân chủ, hành vi phạm pháp chỉ là lời ăn tiếng nói trong 5 cái clip không hề có loạn luân, không hề lợi dụng chiếm đoạt tài sản của ai, cũng không hề có vi phạm nào khác. Chỉ bao nhiêu đó họ đang đối diện với bản án 7 năm tù và chắc chắn sẽ không có mức giảm khinh. Hãy một lần nữa nhìn lại hành trình bị vu oan, hàm oan của người dân lành, người tu không đăng ký theo đạo quốc doanh của xứ thiên đường cộng sản.
Từ thập kỷ 1980, cụ Lê Tùng Vân quê ờ An Giang, lên TPHCM mua đất lập “trung tâm Thánh Đức” nuôi trẻ mồ côi, cơ nhỡ, thuần túy là hoạt động cá nhân, không kêu gọi từ thiện, đóng góp. Ngoài số trẻ ông tự nhận nuôi, còn có một số trẻ do làng SOS Gò Vấp gửi nhờ.
Do bị quy hoạch giải tỏa và cơ sở bị cháy một cách bất thường, cụ về Hòa Khánh, Đức Hòa, Long An, tạo lập cơ sở mới trên phần đất của bà Cao Thị Cúc lấy tên là Tịnh Thất Bồng Lai, tiếp tục nuôi dạy trẻ mồ côi. Những trẻ được làm khai sanh theo họ Lê và được cụ cùng những người khác trong gia đình đứng tên cha mẹ trong khai sanh để làm các chứng thư hộ tịch và đi học đi làm.
Thế hệ trẻ nuôi đầu tiên như Lê Thanh Minh Tú (đã tách riêng nhưng vẫn liên hệ với Tịnh Thất), Lê Thành Tùng Dương, Hoàng Nguyên,, Nhất Nguyên, Huyền Trân, Kỳ Duyên… vẫn tiếp tục sống tại Tịnh Thất và cùng nuôi dạy các trẻ thế hệ tiếp theo. Họ tu tại gia, cạo đầu thờ phật, mặc áo nâu nhưng sống khép kín không giao tiếp với xã hội chung quanh,không truyền đạo, không hoạt động hay thực hiện nghi thức tôn giáo với bên ngoài. Thu nhập chính thời kỳ đầu là trồng rau, nuôi cá, làm nhang …
Cần nói thêm về tín ngưỡng ở miền Nam từ thời khai hoang đến trước năm 1975 cuộc sống cộng cư của ba dân tộc Việt, Khmer, Hoa, sư6 giao thoa Đạo Giáo, Không Giáo và hai giòng Phật Giáo Đại Thừa và Nguyên Thủy đã hình thành nên nền tín ngưỡng đa dạng và những tôn giáo bản địa mà ra đời sớm nhất, ảnh hưởng mạnh nhất là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật Thầy Tây An sáng lập, kế thừa đạo này còn có Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật Giáo Hòa Hảo.
Những tôn giáo này theo tinh thần từ bi, nhân quả của đạo Phật hướng người ta học phật tu nhân, làm lành lánh dữ, không ràng buộc xuất gia, không câu thúc nghi thức, lễ bái, cũng không câu nệ kinh sách mà chủ yếu là theo lời truyền ngôn của người đi trước hoặc các thi kế bài giảng của Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ. Các đạo này không kêu gọi cúng dường mà khuyến khích người ta hành thiện giúp đời, tùy theo hoàn cảnh khả năng. Phật Thầy Tây An và 12 đại đệ tử nổi tiếng nhờ trị bệnh, không chế thú dữ cọp beo, cá sấu, phò trợ người dân khẩn hoang Tứ Giác Long Xuyên, Giáo chủy Huỳnh Phú sổ cũng nổi tiếng trị bệnh cứu người và hướng dẫn tín đồ đoàn đùm bọc tương trợ lẫn nhau. Hiện nay, ở Miền Nam nhiều đĩa phương có đội xe cấp cứu miễn phí, cơm từ thiện miễn phí, bệnh viện miễn phí của Phật giáo Hòa Hảo.
Không chỉ với các tín đồ chính thức, những tôn giáo, tín ngưỡng bản địa này ảnh hưởng sâu rộng đến lối sống của người Miền Nam hình thành nên lối sống trọng nghĩa khinh tài, nhân hậu đùm bọc sẻ chia. Theo nhà nghiên cứu chủ biên nhiều sách khảo luận về tôn giáo thì các đạo này hữu ích thiết thực, dễ thực thi và cận nhân tình.
Hiện nay một số chi phái của các đạo này đã đăng ký và được nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động được là thành viên Mặt trận tổ quốc, do Ban Tôn Giáo chính phủ quản lý. Những tổ chúc này bị biến thái theo đường lối cộng sản với hệ thống chức sắc, danh hiệu, nghi tiết rườm rà. Nhưng vẫn có một số chi phí, cá nhân giữ truyền thống tu tập tự do tại gia và bị đàn áp khủng bố thường xuyên.
Cụ Lê Tùng Vân từng là Phó Hội trưởng Bửu Sơn Kỳ Hương tỉnh An Giang. Cách tu tập của cụ Tùng Vân là theo truyền thống này, công việc cụ thể là nuôi dạy các trẻ mồ côi phát triển toàn diện cả về văn thể mỹ. Tất cả các con nuôi đều được đi học mà theo Lê Thanh Minh Tú cho biết cụ Tùng Vân khuyến khích học càng cao càng tốt. Tịnh thất sống đạm bạc nhưng có đủ thiết bị luyện tập thể dục, nhạc cụ. Hầu hết các thành viên Tịnh Thất đều có khả năng ca hát. Các thầy Nhất Nguyên, Nhị Nguyên được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi thể hình.
Oan án 1 : Giả sư trục lợi!
Năm 2014, Huyền Trân đạt giải á quân cuộc thi The Voice, năm 2917, Hoàng Nguyên, Nhất Nguyên dự cuộc thi hát Tuyệt Đỉnh Song Ca được nhiều người mến mộ nên được gọi là đôi song ca triệu view nhưng hình ảnh hai thanh niên cạo đầu và mặc áo nâu sống dự thi làm dư luận thắc mắc, tranh cãi.
Dù ban tổ chức cải chính họ không phải nhà sư, cả hai đã tự rút khỏi cuộc thi, nhưng các quan chức tôn giáo như đồng chí Hòa Thượng Thích Minh Thiện, Trưởng Ban Trị Sự Giáo hội quốc doanh tỉnh Long An, đồng chí Thượng Tọa Thích Nhật Từ trụ trì Chùa Giác Ngộ chức sắc cao cấp của giáo hội quốc doanh đã lên tiếng phê phán. Thích Minh Thiện công bố Tịnh Thất Bông Lai không nằm trong hệ thống phật giáo quốc doanh tỉnh Long An, cho rằng Tịnh Thất Bồng Lai có nhiều tượng phật là sai phạm, giả tu, đề nghị chính quyền tịch thu số tượng phật này.
Thích Nhật Từ yêu cầu họ phải đăng ký gia nhập Phật Giáo Quốc Doanh. Tịnh Thất Bồng Lai đổi tên thành Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ nhưng vẫn tu tại gia, không đăng ký với giáo hội quốc doanh.
Cần lưu ý là Trung Tâm Thánh Đức, Tịnh Thất Bồng Lai, Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ đều chỉ là danh xưng nơi cư trú. Có lẽ cái tên mới Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ là một cách ngầm nhấn mạnh là họ không thuộc về cái đạo phật quốc doanh thờ Hồ Chí Minh của xứ Đông Lào. Họ không xưng chùa, không xưng danh một pháp môn hay chi phái nào. Họ không tự nhận là sa di, tì kheo, đại đức, thượng tọa hay hòa thượng, không xưng là sư hay sãi. Các cháu nhỏ gọi Nhất Nguyên, Nhị Nguyên,…. là Thầy. Cụ Lê Tùng Vân được gọi là Thầy Ông Nội, một cách xưng hô hoàn toàn dân gian. Theo truyền thống Tây Nam Bộ cách xưng hô trong gia đình rất cụ thể: em gái ông nội gọi là bà cô, em trai ông nội là ông chú, anh trai là ông bác, em gái bà ngoại là bà dì, chồng của bà vô hay bà dì là ông dương…. Sự khác biệt ấy chúng tỏ họ không giả sư nhưng vẫn bị người ta úp chụp và biếm nhẽ.
Từ phát súng lệnh của các đồng chí quan chức sư quốc doanh này, báo chí quốc doanh và các youtuber lề phải rầm rộ lên đồng úp chụp quy kết họ là giả tu trục lợi với hàng trăm, hàng ngàn bài viết, phóng sự truyền hình, clip tô vẽ là họ giả sư trục lợi. Lý lẽ hết sức buồn cười là họ lấy quy định, giới luật của phật giáo quốc doanh làm căn cứ, là luật lệ để cáo buộc cụ Tùng Vân làm sai, tu giả.
Oan án 2: Quyến rũ gái tơ
Mến mộ giọng hát của Huyền Trân, Hoàng Nguyên, Nhất Nguyên, một mạnh thường quân ờ Úc đã đề nghị tài trợ học bổng cho ba em du học nhưng công an xã Hòa Khánh đòi hối lộ 300 triệu đồng mới làm Chứng Minh Nhân Dân. Bị tố giác, trưởng công an xã Hòa Khánh bị kỷ luật chuyển công tác sang xã khác.
Trong khoảng thời gian này, Võ Thị Diệm My một sinh viên năm thứ nhất quen biết Huyền Trân trong một lần đi chùa (sau khi đoạt giải Á Quân cuộc thi The Voice Huyền Trân vẫn tiếp tục đi học và tỉnh thoảng đi hát phục vụ ở các chùa) đã có nguyện vọng đến cư ngụ ở Tịnh Thất Bồng Lai, cụ Tùng Vân đồng ý với điều kiện phải đươc cha mẹ Diễm My chấp thuận.
Chuyện chưa đi đến đâu thì Diễm My vắng nhà và cha mẹ cô dẫn 50 người đến Tịnh Thất Bồng Lai đập phá tài sản, hành hung gây thương tích cho Nhị Nguyên. Tịnh Thất Bồng Lai tố giác sự việc về ba hành vi xâm nhập gia cư trái phép, gây thương tích, phá hoại tài sản nhưng công an và tòa án chỉ thụ lý xét xử những người đánh thuê hành vi cố ý gây thương tích với bản án nhẹ như lông hồng và còn được tòa phúc thẩm giảm hình phạt. Kẻ chủ mưu tổ chức vụ án là ba mẹ Diễm My hoàn toàn thoát tội.
Kẻ công khai phạm pháp được chính quyền bao che, giảm tội còn nạn nhân của vụ án là cụ Tùng Vân và các thành viện bị báo chí và youtuber lề phải tiếp tục vu cáo thêm tội dụ dỗ gái tơ và thêu dệt hình ảnh Tịnh Thất như là hang ổ trụy lạc.
Oan án 3: Loạn luân!
Sau vụ tấn công này, được sự cho phép của cha mẹ, Diễm My lại đến Tịnh thất Bồng Lai xin cư trú và tu tập, có đăng ký hợp pháp với chính quyền đia phương. Tháng 12 năm 2020, Công An huyện Đức Hòa mời Diễm My lên trụ sở làm việc. Một số thành viên Tịnh Thất Bồng Lai cùng đi theo nhưng đến nơi, Diễm My bị cách ly với các thành viên khác và mất tích.
Nhiều tháng sau trên mạng xã hội xuất hiện hai clip của Diễm My tố cáo Công An huyện Đức Hòa đã bắt cóc cô giao cho cha mẹ cô. Cha mẹ cô đã giam giữ, bạo hành và lạm dụng thân thể cô. Diễm My cho rằng cô đã trốn thoát và gửi đơn tố cáo hành vi của cha mẹ. Cô cũng tố cáo Thích Nhật từ hai lần đến gặp cha cô bàn mưu tính kế triệt hạ Tịnh Thất Bồng Lai. Trên mạng xã hội cũng xuất hiển những clip cho thấy cha mẹ Diễm My đã bàn bạc với Thám Tử Cao Nguyễn Trường Giang (nguyên là Trung Úy An Ninh, là youtuber hai mang chuyện kết thân để thu thập thông tin rồi tung tin triệt hạ trong các vụ án Hồ Duy Hải, Trương Châu Hữu Danh) chi 100 triệu đồng mua công an để triệt hạ Tịnh thất Bồng Lai.
Năm 2019, 2020, 5 em bé của Tịnh Thất Bồng Lai hai lần liên tiếp đoạt giải quán quân của thi Thách Thức Danh Hài làm nức lòng người hâm mộ vì tài năng diễn xuất duyên dáng, hồn nhiên.
Tịnh Thất Bồng Lai ra mắt kênh youtube 5 chú tiểu nội dung chủ yếu là các tiểu phẩm hài từ sinh hoạt của các cháu nhỏ, các chương trình ca nhạc trong không gian Tịnh Thất Bồng Lai… thu hút sự chú ý của hàng triệu lượt người đăng ký và được Google trao danh hiệu nút phím Bạc, Vàng. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thế giới mạng nhiều công ty truyền thông nhiều tiền lắm của mở kênh youtube nhiều chiêu trò cạnh tranh, thu hút số lượng người hâm mộ, 5 chú tiểu chỉ có phương tiện cây nhà lá vườn, diễn viên là các em bé và những nhà tu, trong bối cảnh đơn giản của Tịnh Thất đó là tài năng thật sự. Các cuộc thi mà các thành viên tinh thất tham gia là thi tài năng, không phải là thi lý lịch. Khán giả thích xem 5 chú tiểu vì sức hấp dẫn chứ không phải do thương hại. Nhưng báo chí quốc doanh và các youtuber kền kền đánh phá vu khống Tịnh Thất Bồng Lai càng rầm rộ hơn, Côn đồ mạng Nguyễn Sin, Luật sư Trần Quốc Dũ đươc công an cung cấp khai sinh của các em và tung lên mạng cho rằng các em có mẹ sống chung và xem đó là bằng chứng loạn luân. Những quà tặng của người hâm mộ dành cho các thành viên Tịnh Thất bị quy kết là bằng chứng sự lừa đảo.
Hệ thống truyền hình nhà nước từ trung ương đến địa phương như VTV, VTC, Long An làm phóng sự phát trên truyền hình, youtube vu khống Tịnh Thất Bồng Lai loạn luân, mượn danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi trục lợi. Nhân đợt dịch covid lần thứ nhất, chính quyền dựng cớ có người nhiễm Covid đến Tịnh Thất Bồng Lai nên đưa toàn bộ thành viên di cách ly, lấy máu dù camera của Tịnh thất ghi nhận trong thời gian này không có người lạ nào đến đây và công an cũng không trưng ra được người gây lây nhiễm.
Oan án 4: Lợi dụng quyền tự do dân chủ.
Năm 2021, do cơ sở xuống cấp, Tịnh Thất Bồng Lai xin phép sửa chữa nhưng bị gây khó dễ cấp phép. Đồng thời làn sóng khủng bố lại tăng thêm với sự tham gia của CEO Nguyễn Phương Hằng Giám đốc khu du lịch Đại Nam.
Ngày 3-1-2022. báo chí lề phải thông tin rầm rộ khởi tố cụ Lê Tùng Vân và ba thành viên Hoàng Nguyên, Nhất Nguyên, Trùng Dương vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị bắt quả tang. Ngày 4 -1 lại đưa tin khởi tố về ba tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, loạn luân vả lợi dụng quyền tự do dân chủ, Báo, đài quốc doanh, youtube kền kền lại tung ra bản kết luận giám định ADN, vẽ ra phả hệ loạn luân. Ngày hôm sau lại công bố chỉ khởi tố theo điều 331 và tiếp tục xem xét các tội danh khác.
Đối tượng bị khởi tố chỉ là một cụ già 90 tuổi và mấy thanh niên tu hành tay không tấc sắt, các thành viên còn lại là phụ nữ trẻ em nhưng Tịnh Thất Bồng Lai chiếm giữ bên trong, bao vây phong tỏa bên ngoài, phá sóng điện thoại, wifi khu vực, huy động cho nghiệp vụ khám xét kéo dài hàng tháng trời.
Sau 6 tháng, kết luận điều tra, cáo trạng chỉ quy kết họ vi phạm điều 331. Người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tang tài vật bị chiếm đoạt, hành vi loạn luân không hề được nhắc đến. Quy trình và các cơ quan tham gia tố tụng cũng thật hỗn mang. Đầu tiên báo chí công bố công an Long An khởi tố điều tra, sau đó lại công bố là công an huyện, đến tháng 2-2022, công an huyện chuyển hồ sơ cho công an tỉnh, khi có kết luận điều tra, Viện Kiểm sát tỉnh ra cáo trạng và chuyển vụ án về cho Tòa án huyện xét xử. Pháp luật công minh của xứ Đông Lào thật rối như nồi canh hẹ.
Ở xư sở thiên đường muốn tu tại gia cũng phải đăng ký, muốn làm giấy chứng minh phải hốt lộ 300 triệu đồng mà lại có dân chủ tự do để cho người ta lợi dụng thì đến Phật Bà Quan Âm cũng phải kêu trời!
Hơn thế nữa, những tình tiết, các lời nói trong các clip được cáo buộc là xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân thì đến Phật Tổ Như Lai cũng phải cười té ghế.
Tham khảo
https://tuoitre.vn/vien-kiem-sat-truy-to-6-nguoi-trong-vu-tinh-that-bong…
https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/posts/1497203167393662
https://laodong.vn/phap-luat/cong-an-mo-rong-dieu-tra-toi-loan-luan-lua-…
https://www.techz.vn/187-122-5-sao-nu-nong-mat-vi-so-do-huyet-thong-tinh…