Từ khi vụ Việt Á nổ ra, câu hỏi lớn nhất của dư luận là ai đứng đằng sau Việt Á.
Trong cuộc họp quốc hôị gần đây, ngày 2 tháng 6 năm 2022 đại biểủ quốc hội Trà Vinh ông Trần Quốc Tuấn đặt lại câu hỏi này tại nghị trường. Ông Tuấn đưa ra câu hỏi. – Cần làm rõ Công ty Việt Á là ai, tại sao lại có quyền lực chi phối và sức ảnh hưởng lớn như vậy?
Việt Á thành lập năm 2007 với số vốn 80 triệu đồng. Những năm gần đây Việt Á bắt đầu lớn mạnh, đặc biệt vào cuối năm 2009 và đầu năm 2020 Việt Á được học viện quân y hợp tác nghiên cứu bộ thử covid19, đề tài do bộ KHCN tài trợ với kinh phí gần 20 tỷ đồng. Báo chí ca ngợi Việt Á và học viện quân y, Việt Á được thủ tướng chính phủ lúc đó là Nguyễn Xuân Phúc đề xuất chủ tịch nước trao tặng huân chương. Cựu tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế là người theo dõi sát sao bước phát triển của Phan Quốc Việt nhất, Khế viết nhiều bài trên Facebook của mình ca ngợi Phan Quốc Việt đồng thời còn úp mở Việt đang thường xuyên được gặp nhân vật quan trọng đặc biệt trong chính phủ để bàn về phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra Khế nhận mạnh Việt là đồng hương Quảng Nam với mình, tuổi trẻ, tài cao, có tâm. Ai cũng hiểu đó là thông điệp của Khế muốn gửi đi tất cả các địa phương, rằng Việt Á được thủ tướng Phúc chống lưng, các địa phương cần phối hợp với Việt Á , nếu không sẽ nhận hậu quả vì trái ý thủ tướng Phúc.
Thông điệp của Khế có hiệu quả tức thời khi thủ tướng Phúc ra công văn đe doạ các tỉnh nếu không thực hiện biện pháp phòng dịch sẽ bị kỷ luật đích đáng. Biện pháp phòng dịch trong thời điểm đó là xét nghiệm covid, mà muốn xét nghiệm thì mua bộ thử của nơi nào ngoài Việt Á, nơi đã được Nguyễn Công Khế thông báo rõ ràng về sự chống lưng. Hàng chục tỉnh thành nhất tề răm rắp ký hợp đồng với Việt Á như đã có ấn định ngầm.
Thiết nghĩ nhiều tỉnh mua không phải vì cái lại quả hoa hồng của Việt Á, mà bởi họ nghĩ đằng nào cũng phải có bộ xét nghiệm để không bị kỷ luật, mà một khi đã mua thì mua của sân sau thủ tướng Phúc (như lời Công Khế ngầm thông báo) cho an toàn, được lòng thủ tướng Phúc. Người có qua lại quan hệ làm ăn với quan chức, đều không đơn giản cứ có công ty nào chào hàng và gợi ý lại quả là vì món lại quả ấy mà nhận lời. Trừ khi biết chắc gốc gác chống lưng của công ty ấy. Tin tưởng cái ô dù của công ty ấy họ mới mua và nhận lại qủa như lời đáp lễ rằng chúng tôi đã hợp tác, chúng tôi đã vâng lời. Nếu không có thế lực đứng sau đe doạ các tỉnh, thì dẫu sản phẩm của Việt Á chất lượng được quốc tế công nhận, lại quả có gấp 2 lần đi chăng nữa, bố bảo các tỉnh thành tự ý mua.
Khi mua xong được lại quả, bản thân những người được lại quả coi đó là phần quà, phần thưởng của thủ tướng Phúc vì đã tham gia vụ làm ăn của phe thủ tướng Phúc. Vụ Việt Á phải được tạo nên bởi thế lực chính trị cực kỳ hùng mạnh trong BCT Việt Nam.
Từ khi được chỉ định tham gia nghiên cứu đề tài của BKCH, phối hợp với học viện quân y, để được tham gia như thế thì thế lực ấy hẳn phải chỉ đạo được cả bộ KHCN và học viên quân y. Ai là người có thể chỉ đạo bộ và học viện phối hợp với Việt Á, ai là người có quyền lực như thế lúc đó, ai là người sau này thúc đẩy cho Việt Á nhận huân chương, ai là người khiến các tỉnh thành không chút e dè mua bộ thử của Việt Á và thản nhiên nhận tiền như nhận huy chương…ai là thế lực mạnh ở thời điểm đó? Lúc đó chỉ có ông Trọng đang kiêm 2 chức và ông Phúc, bà Ngân. Ông Trọng rõ không dây, bà Ngân nắm quốc hội chẳng đủ lực. Mọi con đường đều dẫn đến Nguyễn Xuân Phúc, người đủ ảnh hưởng sâu rộng để Việt Á có điều kiện gây nên vụ làm ăn lớn như vậy.
Chu Ngọc Anh sau khi có công lớn đầu tiên là giúp cho Việt Á có được chứng nhận cần thiết để bán sản phẩm, phần thưởng của Chu Ngọc Anh được thủ tướng Phúc giới thiệu giữ chức chủ tịch uỷ ban TPHN vài tháng sau đó. Nguyễn Thanh Long được thủ tướng Phúc bổ nhiệm thứ trưởng thường trực bộ y tế rồi tiếp tục cho giữ quyền bộ trưởng để hợp thức ghế bộ trưởng y tế dễ dàng hơn. Vụ Việt Á làm lộ ra cái bản chất khốn nạn nhất của chế độ này, đó là sự cấu kết với nhau cùng phạm tội đục khoét đất nước, bóc lột người dân và phần thưởng là được thăng quan tiến chức. Nếu như từ chối, có nghĩa tự loại mình ra khỏi cuộc chơi, kẻ khác sẽ được tiến cử thay mình. Có khi còn bị kỷ luật để dằn mặt kẻ khác.
Có rất nhiều quan chức dính tới Việt Á vì nhận hối lộ. Nhưng phần lớn trong số đó nhận hối lộ như là cách thể hiện mình sẵn sàng làm người của ông nọ, ông kia và mong khi thực hiện những áp phe làm ăn của ông lớn, ông lớn sẽ chú ý nâng đỡ và thăng quan tiến chức. Còn không nhận hối lộ trong áp phe của ông lớn, có khi trở thành cái gai, cái hiểm hoạ của ông lớn. Nhận để bày tỏ long trung thành, nếu ông lớn còn tại vị, nắm được tất thảy quyền lực thì quan trường của mình thăng tiến, chẳng lo những sai phạm bị đưa ra xử lý. Còn nếu ông lớn lỡ may thất thế, lỡ không nắm được quyền thì bản thân trở thành kẻ phạm tội bị xử lý để làm trong sạch đảng.
Nếu ông Trọng kỷ luật được ông Phúc trong nhiệm kỳ này, vì những tội đã làm khi đương chức thủ tướng ở vụ Việt Á. Đó sẽ là việc làm chấn động và thuyết phục nhất của công cuộc đốt lò. Nhưng với những thực lực đang diễn ra, có lẽ ông Trọng ép ông Phúc phải ngồi im và về hưu, không được phép đề cử người này nọ ở nhiệm kỳ sau là điều khả năng xảy ra nhất. Các sân sau của ông Phúc, nếu không thấy đoàn kết để giúp ông Phúc đoạt ngôi tổng bí thư từ ông Trọng, tốt nhất tuỳ nghi di tản, tìm cho mình chỗ dựa mới ngay từ bây giờ là cách hay nhất./.