Phanh phui con Chip

- Quảng Cáo -

Peter Pho

Sau khi Hoa Kỳ cấm cung cấp chip mũi nhọn cho Huawei, tại Trung Quốc đã có những lời kêu gọi cả nước phấn đấu làm chip quốc nội. Từ giới kinh doanh đình đám như Jack Ma, Dong Mingzhu, đến các ông chủ nhà máy xi măng, chủ tiệm mỳ vằn thắn cho đến chủ bát bảo lường xà… đều hào hứng bày tỏ sẽ đầu tư vào ngành chip, thề sẽ làm được điều đó trong vòng vài năm tới. Các hồng vệ binh thời nay hô to khẩu hiệu “ Độc lập làm chip, quyết tâm vượt Đế quốc Mỹ”. Sau một thời gian, những thổ hào trọc phú địa phương, những tay chỉ quen ngự trên đôi vai người khổng lồ kiếm tiền nhanh chóng cuối cùng đã nhận ra rằng công nghệ cao không thể dễ gì đạt được bằng tiền. Điều khủng khiếp hơn là họ vẫn bị bóp cổ lè lưỡi bởi một chính phủ thiếu tiền và không thể tự bảo vệ mình. Nhưng vẫn có những “học giả” kêu gọi nhà nước đầu tư lượng tiền khổng lồ để bù đắp những thiếu sót và nhanh chóng bắt kịp công nghệ chip. Từ lâu, ngành công nghiệp Trung Quốc đã có nhiều chuyện kỳ ​​lạ, như dùng dũa để mài ra chip Trung Hoa, biến nước thành dầu…, thực ra các “học giả” Trung Quốc trong giới hàn lâm không hề ngớ ngẩn, họ nghĩ ra mọi “công trình” dởm để lừa gạt công quỹ, có tiền đút túi.

Không chỉ là vấn đề chip, trên thực tế, kể từ khi chính phủ Mỹ chính thức yêu cầu Trung Quốc tuân thủ WTO vào đầu năm 2018, Trung Quốc tung ra hàng loạt hành động ngoại giao sói chiến, khiến Trung Quốc bị gậy ông đập lưng ông và kết quả càng làm cho sợi dây thừng quanh cổ mình xiết chặt. Giờ đây, các nước tiên tiến trên thế giới đã dần hình thành liên minh chống Trung Quốc. Kế thừa chính sách đối kháng Trung Quốc của Trump, đây có lẽ là thành tích chói sáng duy nhất của Biden kể từ khi ông ta nhậm chức.

Hiện nay các quốc gia đều đã xiết chặt hàng rào của mình, trong tương lai gần đây, khi các công nghệ chủ chốt không thể bị đánh cắp, liệu Trung Quốc có thể tự mình sản xuất ra những con chip đẳng cấp thế giới?

- Quảng Cáo -

Chỉ hơn một trăm năm trước, một giáo sư quái kiệt và biến thái một mình có thể tạo ra sản phẩm công nghệ cao để gây hại cho nhân loại như trong phim 007. Nhưng từ 50 năm trước, công nghệ cao không còn có thể dựa vào một cá nhân thiên tài nào đó mà phải là team work, bạn phải có một đội ngũ và một hệ thống để đi đến thành công. Trình độ công nghệ bán dẫn hiện nay là sản phẩm của sự hợp tác quốc tế.

Hoa Kỳ lần đầu tiên đề xuất và phát triển chất bán dẫn, sau đó phát hiện ra rằng việc thiết kế những con chip có độ khó cao là một thách thức lớn, nhưng triển vọng của nó rất rộng lớn. Do đó, Hoa Kỳ dần dần bóc tách ra bộ phận sản xuất và chế tạo chất bán dẫn, tập trung nguồn lực chinh phục công nghệ thiết kế tiên tiến nhất. Sản xuất chế tạo chất bán dẫn bao gồm máy móc chế tạo chip và bản thân quá trình sản xuất chip. Công nghệ chế tạo máy móc tiên tiến nhất được thể hiện bằng kỹ thuật quang khắc micro (micro lithography) ở Hà Lan. Sản xuất chip thì do Samsung của Hàn Quốc và TSMC của Đài Loan đảm nhiệm. Mặc dù đã chia sẻ cho các quốc gia khác cùng nhau nghiên cứu sản xuất, Hoa Kỳ vẫn có một số lượng lớn các công nghệ được cấp bản quyền sáng chế quan trọng trong các lĩnh vực này.

Với sự phát triển hơn nữa, chế tạo và sản xuất giờ đây đã trở thành công nghệ tiên tiến hiện đại nhất. Có thể nói, nếu không có sự hợp tác giữa các quốc gia như vậy, độ chính xác của chip hiện tại không thể đạt đến mức vài nanomet nếu chỉ dựa vào Hoa Kỳ.

Đối với mỗi bước phát triển của ngành công nghiệp chip, hàng trăm tỷ hoặc thậm chí hàng nghìn tỷ đô la đã được đầu tư. Các khoản đầu tư này được chia sẻ bởi các công ty đến từ nhiều quốc gia tiên tiến. Tất nhiên, các công ty sẽ có thể kiếm được nhiều tiền sau khi thành công. Vừa thu hồi được chi phí vừa thu được lợi nhuận khủng lại tiếp tục đầu tư lên mức cao hơn. Công nghệ 5 nanomet, thậm chí 4, 3, 2 nanomet tiên tiến ngày nay đã ra đời theo cách này. Độ khó của nó như vậy thì làm thế nào Trung Quốc có thể bù đắp cho những khâu còn thiếu của mình? (1 nanomét = 1 phần tỷ mét, viết tắt là nm.)

Cần bù đắp công nghệ từ hơn 40 nanomet xuống đến 5 nanomet. Không thể rút ngắn cung đoạn để vượt mặt phương Tây được. Cũng không thể dùng chiến thuật biển người để ép ra. Công nghệ chip chỉ có thể được tích lũy từng bước. Trung Quốc cần liên tục đầu tư hàng chục nghìn tỷ USD để phát triển công nghệ chip trong vòng 20 đến 30 năm mà không có lợi nhuận. Khi 5 nanomet được phát triển, trình độ thế giới khi ấy có thể đã đạt trong phạm trù 1 nanomet, và Trung Quốc vẫn không thể kiếm tiền.

Vậy thì cứ nêu cao tinh thần Ngu Công dời núi và tiếp tục đuổi theo thì sao? Giả sử tốc độ phát triển của Trung Quốc thực sự nhanh, thì cuối cùng cũng có thể bắt kịp, nhưng liệu có đủ tiền không? Việc này còn đắt đỏ hơn cả kế hoạch Star Wars – Chiến tranh giữa các vì sao của Liên Xô cũ.

GDP hiện tại của Trung Quốc được cho là hơn 14 nghìn tỷ đô la Mỹ. Trên thực tế, thủ tướng Lý Khắc Cường đã nghi ngờ và đặt câu hỏi về tính chính xác của nó. Các lãnh đạo địa phương đã khai khống để lấy thành tích cho mình. Trải qua nhiều năm, đã đạt đến đỉnh cao như ngày nay, và dường như đã không còn xa so với con số 20 nghìn tỷ GDP của Hoa Kỳ.

Nhưng Trung Quốc cần chi nhiều tiền hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới. Để duy trì sự ổn định, sáng kiến ​​Một vành đai, Một con đường đã chi hơn hoặc gần 100 tỷ đô la Mỹ. Hiện tại, Một vành đai Một Con đường đã ngừng đầu tư vì ngoại hối của Trung Quốc cạn kiệt và các nước nghèo không có khả năng trả các khoản vay. Tuy nhiên, có vẻ như các quỹ để duy trì sự ổn định sẽ tiếp tục tăng. Ngoài ra, chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc lên tới 5-10% GDP, thông thường đây là một trường hợp cực đoan của chi tiêu quân sự thời chiến. Nếu đầu tư hàng nghìn tỷ đô la vào việc phát triển chip mỗi năm, chi tiêu quân sự sẽ giảm đáng kể. Vậy các quan lớn quyền quý của triều đình Trung Nam Hải liệu có đồng ý giảm bớt sự an toàn của mình không? Điều này cần sang Bình Nhưỡng hỏi kinh nghiệm của cậu béo Kim Jong Un.

Người Trung Quốc tuy thiếu đổi mới sáng tạo nhưng họ rất giỏi bắt kịp tốc độ công nghệ tiên tiến và mọi người đều chú ý đến phát triển kinh tế. Với truyền thống và văn hóa như vậy, nếu không gây thù hằn với thế giới và không bị phong tỏa, họ tất nhiên phải có một chỗ đứng trên vũ đài thế giới. Con đường thoát của Trung Quốc là hòa nhập với thế giới văn minh, hòa nhập vào đại gia đình văn minh tiên tiến quốc tế. Điều này đòi hỏi phải chấp nhận những giá trị quan tiên tiến và vứt bỏ tâm lý hẹp hòi và lạc hậu.

Theo báo cáo của Bloomberg, Samsung đã công bố kế hoạch đầu tư 10 năm có giá trị kỷ lục, lên đến 116 tỷ USD với tham vọng chiếm giữ vị trí dẫn đầu trong danh sách các nhà sản xuất chất bán dẫn di động lớn nhất thế giới vào năm 2030. Chaebol tài phiệt Hàn Quốc này trên thực tế đã là cái tên “nhẵn mặt” trong bảng xếp hạng các hãng sản xuất chip nhớ di động lớn nhất thế giới nhiều năm qua. Bloomberg cũng lưu ý rằng bộ phận bán dẫn chiếm đến 3/4 tổng thu nhập hoạt động trong năm 2018 của nhà sản xuất xứ Kim Chi. Ngoài ra, thị trường chip bán dẫn di động được cho là sẽ còn mở rộng hơn nữa trong vài năm tới, do vậy quyết định tập trung đầu tư mạnh cho lĩnh vực này có thể coi là hướng đi thông minh của Samsung.

Taiwan Semiconductor (TSMC) đang là trong những trụ cột chính của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu vài năm trở lại đây, với hàng loạt bước đột phá đáng kinh ngạc trong hoạt động nghiên cứu và phát triển của hãng. Nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan lại vừa biến mình trở thành tâm điểm chú ý khi tuyên bố đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc phát triển kiến trúc 2nm, và dự kiến sẽ cho ra mắt các bộ vi xử lý được phát triển trên công nghệ này trong tương lai gần, cụ thể là vào năm 2024. Hiện tại, chưa có quá nhiều thông tin được tiết lộ. Tuy nhiên theo nhận định từ TSMC, công nghệ 2nm sẽ là một bước tiến cực kỳ quan trọng để ngành công nghiệp bán dẫn tiến dần hơn đến Định luật Moore.

Đầu tháng 5, hãng IBM của Mỹ đã giới thiệu công nghệ sản xuất chip 2 nm đầu tiên trên thế giới. Quy trình này có thể giúp tăng thời lượng pin cho smartphone gấp 4 lần, cắt giảm khí thải carbon của trung tâm dữ liệu, tăng tốc độ laptop và hỗ trợ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hiệu suất cao.

Năm mới, một phần viết để các bạn có cái để đọc khi còn nằm trên giường trong những ngày Tết. Một phần cũng để trả lời với vài bạn có phản bác trong các bài trước của lão. Cho rằng Mỹ đã thua xa Trung Quốc về công nghệ bán dẫn và AI. Bạn ấy nói rằng đọc vài tờ báo Nhật nói vậy. Xin nói cho anh bạn biết, Trung Quốc nhiều năm nay ra sức chiếm lĩnh diễn đàn ngôn luận thế giới, bỏ tiền mua bài viết hoặc mua lại các công ty truyền thông để nói tiếng nói của mình. Đừng quá tin vào báo chí, báo chí đưa tin ăn cứt có thể sống lâu, bạn có ăn không?

Kkk

- Quảng Cáo -