Trung quốc khủng hoảng điện năng

- Quảng Cáo -

Timothy Trinh

Trung Quốc đang chìm vào bóng tối, tự chuốc họa vào thân, trước cuộc khủng hoảng điện năng ngày càng lan rộng ở đại lục.

Hơn 2/3 lượng điện của Trung Quốc đến từ các nhà máy nhiệt điện than. Điều này khiến Trung Quốc trở thành một nước tiêu thụ than hàng đầu thế giới, mà còn là kẻ phá hủy môi trường với nguồn phát thải khí CO₂ lớn nhất thế giới

Trong khi 90% lượng than được cung cấp từ sản xuất ở đại lục, Trung Quốc đã từng nhập khẩu từ Úc vào năm 2019, lượng than trị giá gần 10 tỷ USD, bao gồm gần 7 tỷ USD than luyện kim để luyện thép và 3 tỷ USD than nhiệt điện.

- Quảng Cáo -

Sau khi Úc tham gia với đồng minh Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ để thực thi quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, nhà nước Trung Quốc đã tìm cách bắt nạt Úc bằng các thủ đoạn thương mại.

Vào tháng 5 năm ngoái, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu than của Úc một cách hiệu quả, bằng cách áp dụng hạn ngạch nhập khẩu nghiêm ngặt. Cuối năm 2020, xuất khẩu than sang Trung Quốc từ Newcastle, cảng xuất khẩu than bận rộn nhất của Úc, đã ngừng lại.

Bắc Kinh ngỡ rằng họ đã thắng thế trong việc răn đe Canberra bằng cách ngừng mua than và một loạt các sản phẩm khác của Úc.

Giờ đây, khi mùa đông sắp đến đối với phần lớn của thế giới, trong bối cảnh sản lượng điện tái tạo giảm, giá khí đốt tự nhiên tăng đến mức kỷ lục và kế hoạch đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân, các nền kinh tế trên toàn cầu đang cạnh tranh giành mua than nhiệt điện.

Than châu Âu đã tăng lên mức cao nhất trong 13 năm, và than Newcastle của Úc đã tăng 250% so với tháng 9 năm ngoái, nằm trong phạm vi kỷ lục được thiết lập vào năm 2008.

Hàng loạt các nhà máy nhiệt điện than của Ấn Độ đang cạn kiệt nguồn dự trữ than ở mức nguy hiểm, với hơn một nửa số nhà máy của quốc gia này chỉ tồn kho chưa đầy một tuần, theo một báo cáo của Bloomberg hôm 28 tháng 9.

Ấn Độ đang cần gấp nguồn cung từ nước ngoài, với lượng than tốt nhất và gần nhất là từ Úc, để bù đắp cho sản xuất trong nước, và điều đó thắt chặt hơn nữa thị trường giao ngay vốn đã mỏng.

Một vài tháng trước, người mua Trung Quốc đứng ngoài thị trường giao ngay, phàn nàn về việc giá quá cao và lưu ý rằng họ có thể vượt qua cơn bão với hàng tồn kho trong nước.

Giờ đây, những người mua này đang hát tiếng Tàu với một giai điệu khác, khi các nhà điều hành nhà máy điện ở đại lục đang trở nên điên cuồng, yêu cầu các thương nhân và nhà nhập khẩu tìm nguồn hàng ở nước ngoài.

Trung Quốc sẽ không có nhiều lựa chọn để đối phó với tình trạng khan hiếm nguồn cung toàn cầu. Bắc Kinh có thể quyết định nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu than của Úc, nhưng điều đó sẽ được coi là “mất mặt chính trị”, hoặc tiếp tục hạn chế cung cấp điện năng cho các nhà máy và cứ thế mà tắt đèn các thành phố.

Tập Cận Bình đã tự đập vào chỗ hiểm của ông ấy./.

Người Đà Lạt Xưa

- Quảng Cáo -