Chống dịch bằng cách… đốt tiền

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà

Chi phí xét nghiệm cho 8 triệu dân bằng số tiền chích 6 triệu mũi vaccine, nghĩa là tổng chi phí cho một lần xét nghiệm bằng 75% chi phí cho một mũi chích. Theo các chuyên gia thì một mũi chích ngừa tốn từ 500-600 ngàn đồng/liều. Vậy là vị chi cho một lần xét nghiệm đại trà phải mất từ 375-450 ngàn đồng/lần. Đấy là đơn giá tổng hợp (trong đó có chi phí nhân công, thiết bị hỗ trợ và giá thuốc) cho mục đích xét nghiệm.

Ngày 12/9 trên báo Người lao động có cho biết, Hà Nội xét nghiệm 1,3 triệu dân chỉ phát hiện 18 mẫu dương tính với SARS-CoV-2. Thử làm phép tính xem với 18 mẫu dương tính đó xã hội phải mất bao nhiêu tiền cho nó? Tính trung bình chi phí cho lỗi lần xét nghiệm là 400 ngàn/lần thì 1,3 triệu người xét nghiệm tốn đến 520 tỷ đồng. Như vậy nhà nước CS phải chi ra để phát hiện mỗi ca dương tính SARS-CoV-2 là 29 tỷ đồng.

Theo kết quả khảo sát được báo chí đăng tải thì có đến 80% số ca F0 tự khỏi bệnh sau 1 tuần. Nếu cũng theo tỷ lệ đấy thì 18 ca dương tính ấy chỉ có 4 ca là thực sự cần nhập viện điều trị, còn lại 14 ca là tự khỏi. Vậy là nhà nước CS đã bỏ ra 520 tỷ đồng để lọc được 4 ca nhập viện điều trị, tính ra chi phí bỏ ra để lọc được mỗi ca F0 nặng đưa vào viện là 130 tỷ đồng/ca bệnh. Kinh khủng! Ấy là chưa có chi phí điều trị.

- Quảng Cáo -

Theo bài báo “Chi phí khám chữa Covid-19 ở các nước là bao nhiêu?” đăng trên Zings có cho biết, chi phí trung bình để điều trị cho một bệnh nhân covid tại Mỹ có giá vài chục nghìn USD/giường, còn tại Singapore có giá trung bình từ 4.300 – 5.800 USD/giường. Cứ lấy chi phí đắt đỏ nhất là 20.000 đô/giường của Mỹ (tương đương 460 triệu đồng/giường), thì nếu để bệnh nhân có triệu chứng rồi xét nghiệm và chữa trị chỉ tốn 460,4 triệu đồng/giường thôi, trong khi đó nếu xét nghiệm toàn dân thì xã hội phải mất đồng 130,46 tỷ đồng/giường. Như vậy nếu xét nghiệm toàn dân thì nhà nước đã đốt 130 tỷ cho mỗi ca điều trị covid, hay nói cách khác là nếu xét nghiệm toàn dân, thì cứ mỗi bệnh nhân covid nhập viện, nhà nước CS đã đốt đi một số tiền có thể chữa cho 283 bệnh nhân khác. Vậy thì làm sao tỷ lệ chết không cao? Đấy là chưa kể việc xét nghiệm toàn dân đã hút nhân lực y tế vào công việc vô ích bỏ bệnh nhân nặng phải chết vì thiếu bác sĩ điều trị. Xét nghiệm toàn dân không đơn giản là sai lầm mà nó còn là tội ác.

Tại Thái lan, chính phủ không hề cấm dân đi lại mà chỉ giới hạn khung giờ buôn bán và ra đường thôi. Tại Úc, dù lockdown nhà nước cũng cho 5 lý do ra đường, đó là: mua hàng thiết yếu; làm những công việc được chính quyền cho phép; cung cấp dịch vụ y tế và làm từ thiện; đi tiêm chủng; tập thể dục không quá 2 giờ. Những việc ấy là tự ý thức người dân, không có chuyện cảnh sát chặn khắp nơi để xét hỏi như Việt Nam. Việc kiểm tra chỉ là kiểm theo xác suất chứ không kiểm mọi lúc mọi nơi. Việc kiểm tra theo xác suất nó tiết kiệm ngân sách rất lớn. Khi tiết kiệm chi phí xét nghiệm toàn dân và kiểm tra toàn xã hội thì nhà nước Úc và Thái Lan dồn tiền bạc và sức lực để nâng cao dịch vụ y tế cho dân. Thế là tỷ lệ tử vong thấp.

Việc không xét nghiệm toàn dân và không kiểm soát giao thông toàn xã hội đã dẫn tới rất nhiều cái hay. Dịch vụ y tế cho dân đầy đủ hơn, chuỗi cung ứng không đổ gãy, kinh tế vẫn hoạt động chỉ có đều là giảm cường độ so với lúc thường. Lợi toàn phần so với những chính sách mà ĐCS đang áp dụng một cách ngu ngốc tại Việt Nam./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://vietstock.vn/…/chuyen-gia-chi-phi-ha-noi-xet…

https://nld.com.vn/…/lay-gan-13-trieu-mau-xet-nghiem…

https://thuvienphapluat.vn/…/hon-80-benh-nhan-covid-19…

https://zingnews.vn/chi-phi-kham-chua-covid-19-o-cac-nuoc…

#coronavirus #csvnchốngdịch

- Quảng Cáo -