LS Đặng Đình Mạnh
Khi Khơ-Me Đỏ tràn qua biên giới Tây Nam giết hại dân lành. Bộ đội xuất quân đuổi chúng đến tận biên giới Miên – Thái. Ấy là chiến thắng.
Khi Trung Quốc tràn qua sáu tỉnh miền Bắc đánh phá. Bộ đội xuất quân khiến chúng phải rút về bên kia biên giới. Ấy là chiến thắng.
Giặc Corona xâm nhập vào chín tỉnh miền Nam ở thế răng lược, địch – ta lẫn lộn như xôi đậu. Hôm nay xôi nhiều hơn đậu, ngày mai đậu lại nhiều hơn xôi. Bộ đội xuất quân, vị tướng 4 sao vung tay tuyên bố “Không thắng không về.” Ố dè! Khí thế ngất trời, đúng chất con nhà lính! Nhưng mà, thắng là sao? Như thế nào là thắng? Quét sạch chúng là thắng? Hay phải chấp nhận xôi nhiều hơn đậu đã là thắng?
Ai trả nhời dùm cái, chứ thật sự tui thấy: Ca này khó!
Với tui, việc quân đội “tham chiến” vào hoạt động của một thành phố dân sự là sự bất thường và mang tính cách lâm thời. Khi nào sự bất thường này chấm dứt, khi đó là chiến thắng. Tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ cá nhân đầy chủ quan.
Nhưng nếu vẫn giữ cách nói ẩn dụ thời chiến cho công cuộc phòng chống virus Corona, rằng phải quét sạch chúng ra khỏi cộng đồng! Thì e rằng chúng ta đang lấy đá ghè chân mình khi đặt ra một mục tiêu bất khả thi.
Nhìn ra bên ngoài, khi các nước phương Tây có nền y học tiến bộ hơn, nguồn lực dồi dào hơn mà vẫn còn lao đao với virus, thì chúng ta không có cửa gì mà có thể chiến thắng chúng theo kiểu “Đánh một trận sạch sanh kình ngạc” như các cụ ngày trước? Kể cả dùng đến 500% khí thế ngất trời của con nhà lính Việt. Thế nên, y học thế giới đã nói đến khả năng virus Corona sẽ còn tồn tại chung sống lâu dài với loài người.
Do đó, với hoàn cảnh chúng ta, khi mức lây nhiễm giảm ở ngưỡng an toàn, việc chung sống được với virus mà phải chỉ phải trả cái giá thông thường như thế giới phải được xem là chiến thắng. Ông tướng đã có thể ca khúc khải hoàn, thu quân về doanh trại.
Nếu không, sao mà về?
Tiên sư cúm Tàu.
Nguồn: FB Manh Dang