Cú đánh bồi ngoạn mục

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà

Đã là doanh nghiệp sản xuất thì phải có kết nối, kết nối với đầu vào và kết nối với đầu ra. Nguồn lây nhiễm vào xí nghiệp chính là 2 cổng kết nối trên. Đó là nguyên nhân các doanh nghiệp thực hiện mô hình “3 tại chỗ” vẫn bị bùng thành ổ dịch. Mà khi bùng thành ổ dịch thì chính quyền buộc doanh nghiệp phải ngưng sản xuất.

Trong thời kỳ dịch bệnh này, nhiều doanh nghiệp phải dừng vì 2 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân thứ nhất là dịch lây lan trong xí nghiệp;

- Quảng Cáo -

Nguyên nhân thứ hai là do phí sản xuất bị đẩy lên quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần bị vướng một trong 2 nguyên nhân thì họ đã dừng sản xuất chứ không phải vướng cả hai.

Doanh nghiệp bị lây nhiễm bệnh thì đương nhiên phải dừng sản xuất rồi, tuy nhiên doanh nghiệp không bị lây bệnh có thể họ cố gắng gồng gánh để giữ hợp đồng. Mô hình “3 tại chỗ” đã làm hàng loạt doanh nghiệp đuối sức và kêu trời xin chính quyền bỏ mô hình này. Tuy nhiên, sau khi họp bàn, ĐCS đã bỏ mô hình “3 tại chỗ” mà áp mô hình “4 tại chỗ”. Mô hình “3 tại chỗ là” là sản xuất tại cỗ, ăn tại chỗ, ở tại chỗ, còn mô hình “4 tại chỗ” là sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, ở tại chỗ và y tế tại chỗ. Chỉ mới buộc doanh nghiệp lo chi phí ăn tại chỗ, ở tại chỗ cho công nhân mà đã làm cho hàng loạt phải kêu trời thì khi chất thêm chi phí y tế tại chỗ nữa sao họ chịu nổi? ĐCS đã “tháo gỡ áp lực” cho doanh nghiệp bằng cách chất thêm áp lực lên lưng họ. Đây rõ ràng là cú đánh bồi mà đảng dành cho những doanh nghiệp khốn khổ.

Thực tế, nhà tù vẫn có y tế tại chỗ, vậy mà họ vẫn không kiểm soát được bệnh thì liệu khi thêm gánh nặng “y tế tại chỗ” doanh nghiệp có chặn được dịch không? Hệ thống y tế nhà tù là dịch vụ luôn đi kèm với sự tồn tại của nhà tù, cho nên khi dịch bùng phát, y tế nhà tù không cướp lấy nhân lực của y tế của xã hội. Còn y tế tại chỗ cho doanh nghiệp thì sao? Nếu chính quyền CS buộc doanh nghiệp phải thực hiện “y tế tại chỗ” thì tất nhiên họ phải lôi kéo nhân lực y tế ngoài xã hội vào để phục vụ cho công nhân. Mà hiện nay nhân lực y tế ngoài xã hội vốn đã thiếu trầm trọng thì khi các doanh nghiệp rút lấy thì xã hội lại càng thiếu hơn. Rõ ràng là ĐCS đang cố “móc lỗ chân voi lấp lỗ chân trâu”. Kết quả là tổng lượng thiếu hụt nhân viên y tế cho toàn xã hội vẫn không thay đổi mà doanh nghiệp thì lại dễ rụng hơn.

Đối phó với dịch cần phải biết dùng cái đầu. Phải bình tĩnh, phải vứt bỏ thói kiêu ngạo, phải có tinh thần học hỏi những nước đi trước. Càng lúng túng thì càng thiếu sáng suốt, mà thiếu sáng suốt thì ra nhiều chính sách sai lầm gây khổ cho dân, gây áp lực quá lớn cho hệ thống y tế và đặc biệt là làm cho nền kinh tế gãy vụn. Qua những chính sách sai lầm nối tiếp sai lầm trong hơn 40 ngày qua cho thấy, ĐCS vô năng, họ phá hoại nhiều hơn xây dựng. Dân quá khổ rồi, ĐCS xứng đáng bị lôi cổ xuống huyệt và lấp đi./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://vneconomy.vn/thu-truong-bo-cong-thuong-den-nay-3…

https://tuoitre.vn/3-tai-cho-vi-sao-nhieu-ca-f0-doanh…

https://vov.vn/…/doanh-nghiep-o-dong-thap-phai-dam-bao…

#coronavirus #csvnchốngdịch #mụctiêukép

- Quảng Cáo -