Chính sách thuế của Hoa Kỳ nó tùy biến từng 4 năm, và thậm chí có thể tùy biến từng năm nếu có biến động lớn về kinh tế. Do đòi hỏi của nền kinh tế, mỗi tổng thống lên sẽ ra những chính sách thuế khác nhau. Tăng thuế là một vấn đề khó khăn, nó rất dễ gây phản ứng mạnh của xã hội, tuy nhiên khi ngân sách thâm hụt hoặc khi chính phủ cần tiền để trợ cấp cho dân trong một thời gian ngắn hạn thì chính phủ phải huy động tiền là điều khó tránh khỏi.
Nước Mỹ từ khi dịch Covid-19 hoành hành cho tới nay, chính phủ đã bung tổng cộng 3 gói trợ cấp. Hiện nay đã bung 3 gói kích. Cụ thể là ngày 1/10/2020 chính quyền Donald Trump bung gói cứu trợ 2.200 tỷ đô. Ngày 27/12/2020 chính quyền Donald Trump bung thêm gói cứu trợ 900 tỷ đô. Và ngày 12/3/2021 chính quyền Joe Biden bung thêm gói 1.900 tỷ đô. Như vậy chỉ mới 7 tháng, Mỹ đã bung tổng cộng 5.000 tỷ đô la ra ngoài thị trường nước Mỹ. Nếu không xả đô la ra ngoài nước Mỹ thì đồng đô la Mỹ sẽ gây lạm phát trong thị trường quốc nội, đó là viễn cảnh mà chính quyền Joe Biden phải giải quyết.
Trong tình thế cần một lượng tiền rất lớn cho xã hội, chính phủ Mỹ cần phải làm gì đó để có tiền. Như vậy để có tiền thì phải làm gì? Có thể kể ra cách cách sau:
Thứ nhất, Cục Dự Trữ Liên Bang in tiền cho chính phủ vay;
Thứ nhì chính phủ tăng thuế;
Thứ ba là vay nước ngoài bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế;
Thứ tư là vận dụng hết mọi cách có thể.
Hiện nay nước Mỹ đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ và Trung Quốc đang xuất dự trữ ngoại tệ ra mua. Điều này vô tình Trung Quốc đang giúp chính phủ Mỹ có tiền đắp vào một phần gói kích cầu 1.900 tỷ và không cần phải tăng thuế nhập khẩu từ các nước bị đưa vào danh sách “thao túng tiền tệ”.
Cần phải biết, nước Mỹ dùng chính sách dán mác thao túng tiền tệ là có nhiều mục đích:
Thứ nhất là dùng nó để làm có trừng phạt những nền kinh tế mà không chịu vâng lời chính phủ Mỹ;
Thứ nhì là giúp chính phủ Mỹ có thêm nguồn thu bằng cách tăng thuế nhập khẩu.
Chỉ đơn giản như vậy.
Sau 3 lần bung tiền, hiện nay nước Mỹ đang dư tiền rất nhiều. Trong khi đó, qua hơn 1 năm Covid-19, nền sản xuất bị giảm sút kéo theo lượng hàng hóa nội địa bị sụt giảm. Tiền bung ra nhiều mà hàng hóa thì lại khan hiếm thì điều gì xảy ra? Lạm phát. Nếu giả sử như nước Mỹ trừng phạt các nước bị dán mác “thao túng tiền tệ” bằng cách tăng thuế thì điều gì xảy ra? Thì chính phủ Mỹ đã làm cho hàng hóa nội địa nước Mỹ đã thiếu lại càng thiếu, đồng thời chính điều này làm hạn chế đồng đô la có nguy cơ lạm phát cao.
Hiện nay nước Mỹ đang cần rất nhiều hàng hóa nhập vào để giải bài toán khan hiếm và xả đô la ra ngoài để giảm áp lực lạm phát. Vậy nên Bộ Tài Chính Mỹ mới gỡ mác thao túng tiền tệ để mở cửa cho Việt Nam và một số nước khác nhập cảng vào Mỹ. Thực ra Bộ tài Chính Mỹ làm thế là để cứu nền kinh tế Mỹ chứ chẳng phải vì lý do gì khác.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://tapchibitcoin.io/ha-vien-my-thong-qua-goi-kich…
https://www.voatiengviet.com/…/m%E1%BB%B9…/5716446.html
https://zingnews.vn/goi-cuu-tro-1900-ty-usd-duoc-thong…
https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/…/trung…
https://cafef.vn/bo-tai-chinh-my-khong-du-dieu-kien-de…
#thaotúngtiềntệ