Thế nào là liêm khiết?

- Quảng Cáo -

Nguyen Ngoc Chu|

Nhiều người được khen là LIÊM KHIẾT khi không thấy dấu hiệu tham lam tiền bạc của kẻ đút lót.

Vào cái thời, như lời của một vị bộ trưởng:

“BẢN THÂN TÔI LÀ BỘ TRƯỞNG LƯƠNG CHỈ 11,690 TRIỆU, VỚI MỨC LƯƠNG NÀY, TÔI HỎI THẬT, CHÚNG TA CÓ ĐANG SỐNG BẰNG LƯƠNG KHÔNG”? (https://vietnamnet.vn/…/bo-truong-luong-gan-12-trieu…),

- Quảng Cáo -

Hay “THU NHẬP CỦA BỘ TRƯỞNG CAO GẤP NGHÌN LẦN MỨC LƯƠNG” như lời của một vị cựu UVTƯ Thống đốc Ngân hàng nhà nước (https://cafef.vn/…/dbqh-cao-si-kiem-thu-nhap-cua-bo…) thì LIÊM KHIẾT thật khó xác định là LIÊM KHIẾT thật hay LIÊM KHIẾT giả.

Thời nay, thông thường nhiều người cho quan chức là LIÊM KHIẾT khi chưa thấy giàu có kếch sù trước mắt, chưa nghe tin xấu về tham nhũng, hối lộ.

Thôi thì LIÊM KHIẾT thời nào tạm chấp nhận theo cách nhìn của thời đó. Không thể lấy LIÊM KHIẾT của thập kỷ 60 thế kỷ 20 để làm thước đo LIÊM KHIẾT thập kỷ 10 của thế kỷ 21 – dù chỉ cách nhau 50 năm. Chứ đừng nói lấy LIÊM KHIẾT của ngàn năm trước mà đo độ LIÊM KHIẾT của thời nay.

Nhưng dẫu là LIÊM KHIẾT của thời nay thì cũng phải xác định cho đúng. Nhiều người đã bỏ sót THAM DANH mà đưa kẻ THAM DANH vào hàng ngũ LIÊM KHIẾT.

Vì THAM DANH mà xã hội mới có nhiều học vị, học hàm, bằng cấp, danh xửng giả. Xã hội đang tràn lan GS TS, NSND, Viện sĩ, Anh hùng, Hoa hậu…với đủ các loại huân huy chương – làm cho không biết đâu là thật giả. Trong số đó, một “bộ phận lớn” phải chạy bằng tiền bạc.

THAM DANH có thể không nguy hiểm như THAM NHŨNG TIỀN BẠC nhưng cũng rất nguy hiểm. THAM DANH thúc đẩy THAM NHŨNG TIỀN BẠC. THAM DANH dẫn đến sai lầm trong bố trí nhân lực. THAM DANH làm rối loạn thật giả, băng hoại xã hội.

Nhưng còn sai lầm hơn nữa khi nhiều người đã bỏ qua THAM QUYỀN, mà gắn cho kẻ THAM QUYỀN hai từ LIÊM KHIẾT.

THAM QUYỀN LÀ THAM NHŨNG QUYỀN LỰC. THAM NHŨNG QUYỀN LỰC nguy hiểm nhất trong mọi loại THAM NHŨNG. Người THAM NHŨNG TIỀN BẠC không thể gọi là LIÊM KHIẾT. Người THAM QUYỀN càng không thể gọi là LIÊM KHIẾT.

Nhớ lại điển tích nhường ngôi vua của Hứa Do với Sào Phủ.

Hứa Do nổi tiếng là người hiền trong thiên hạ. Vua Nghiêu mời lên xin nhường ngôi 5 lần 7 lượt nhưng Hứa Do từ chối. Hứa Do ra sông rửa tai.

Sào Phủ dắt trâu ra sông cho trâu uống nước. Thấy Hứa Do đang rửa tai. Phủ hỏi: “Sao rửa tai”? Do đáp: “ Vua Nghiêu vừa mời lên xin nhường ngôi cho ta. Ta nghe bẩn tai quá nên phải rửa”. Sào Phủ bèn giật mũi trâu không cho uống nước, dắt trâu lên đoạn đầu nguồn. Do hỏi: “Sao lại không cho trâu uống nước”? Phủ đáp; “Ngươi rửa tai làm bẩn nước sông. Ta không thể cho trâu ta uống nước bẩn rửa tai nhà ngươi”. Rồi Sào Phủ nói tiếp: “Ngươi đi đâu cũng cho người biết Nghiêu muốn nhường ngôi vua cho ngươi, ấy là tại bụng ngươi vẫn còn danh quyền.”

Từ chối ngôi vua, ai cũng cho là KHÔNG THAM QUYỀN. Chỉ kể lại chuyện từ chối ngôi vua mà còn bị cho THAM DANH, THAM QUYỀN.

Chỉ từng ấy thôi, mới hay chưa hiểu đúng LIÊM KHIẾT về định nghĩa. Huống chi là LIÊM KHIẾT trên thực tế./.

#quanchứccsvn #thamnhũngquyềnlực

- Quảng Cáo -