Tham nhũng và chống tham nhũng

Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng tới muôn tuổi
- Quảng Cáo -

Dương Quốc Chính|

 Một cách tổng quát, cứ chỗ nào có thằng này được tiêu tiền của thằng khác, thì đương nhiên có tham nhũng. Như vậy không nhất thiết cứ chế độ CS hay độc đảng, công ty nhà nước mới tham nhũng. Dân chủ vẫn tham nhũng, công ty tư nhân, công ty nước ngoài ở VN vẫn tham nhũng như thường, chẳng qua đỡ hơn. Tham nhũng nhiều hay ít là do cơ chế giám sát và cơ chế quản lý. AE DC đừng ngộ nhận là DC thì hết tham nhũng, tư nhân thì không có tham nhũng. Lặt vặt như quỹ lớp có khi vẫn tham nhũng được nhé.

Chống tham nhũng kiểu bác cả giống như ông bố cho thằng con ngày ăn 1 bữa rồi cấm nó ăn vụng, bắt được thì đánh đòn, mà chả có cách gì để kiểm soát việc ăn vụng. Vấn đề ở đây là lỗi ở thể chế, ở bộ máy, không có cơ chế giám sát hiệu quả, lại có quá nhiều cơ hội để kiếm ăn, chứ không phải là vấn đề con người. Anh # và các anh em dầu khí là nạn nhân của cơ chế đó, giống chuột sa chĩnh gạo, không ăn hơi phí. Nếu mình rơi vào vị trí đó mình cũng ăn, khéo còn ăn khỏe hơn! Khi cơ chế kiểm soát đã tốt như ở các nước DC, mà vẫn có tham nhũng thì đó là vấn đề con người, còn như ở VN, thì đó là vấn đề cơ chế và lớn hơn, là thể chế.

Chống tham nhũng phải tận gốc, tức là giảm thiểu cơ hội thằng này được tiêu tiền của thằng khác. Nghĩa là bộ máy nhà nước phải nhỏ tối thiểu, tiêu ngân sách (tiền nhà nước tức là không phải của ai) phải tối thiểu. Bộ máy nhà nước CS là lớn nhất, không có chế độ chính trị nào khác có bộ máy lớn hơn, vì CS muốn kiểm soát mọi mặt của xã hội mà. Vậy không tham nhũng mới lạ. Đây mình chỉ bàn đến nhà nước CS 2.0, tức là có kinh tế thị trường định hướng xã nghĩa thôi nhé. Chứ CS đời đầu lại không có tham nhũng đáng kể đâu, mình đã phân tích ở stt khác. Đó không phải do quan chức CS lúc đó có đạo đức cách mạng, nhịn ăn, mà cơ bản là do không có cơ hội. Vì kinh tế kế hoạch, tem phiếu, không tạo cơ hội cho cán bộ, công chức có điều kiện để chủ động tiêu tiền.

- Quảng Cáo -

Khi không thể tránh được việc người này tiêu tiền của người khác, thì phải có cơ chế giám sát. Giám sát tốt nhất là phải minh bạch chi tiêu và có thành phần độc lập (hay đối lập) ở vị trí kiểm soát. Ở VN có thành phần độc lập (tương đối) để giám sát, kiểm tra, như thanh tra (nhiều loại thanh tra), kiểm toán nhà nước, công an kinh tế, Ban Kiểm tra của đảng. Nhưng các cơ quan trên với cơ quan bị giám sát đều là đồng chí, anh em, nên rất dễ thỏa thuận và cơ bản nhất là các cơ quan đó đều không giám sát việc chi tiêu tiền của mình, nên không hiệu quả.

VN không thể có đảng đối lập, cũng không có xã hội dân sự, chẳng có tự do báo chí. Thì lấy ai giám sát được các công chức hiệu quả?

Để có thể xử tội thật nặng các quan chức tham nhũng thì phải trả lương cho họ đủ cao trước đã, để họ ít có động cơ tham nhũng. Kinh nghiệm ở Singapore là lương công chức không thấp hơn 75% lương của chính người đó khi làm việc trong khối tư nhân, với cùng 1 chuyên môn. Thực tế thì lương công chức Sở XD ở VN bằng chưa tới 1/2 lương KS XD làm bên ngoài. Thậm chí lương GĐ Sở XD, chắc khoảng 10 triệu (?), chỉ ngang 1 KS XD cấp trung ở công ty XD. Lương tứ trụ mới khoảng 15-18 triệu. Vậy không tham nhũng là vô lý, do không thể sống nổi bằng lương. Lương quan chức của Sing rất cao, không kém lương các ông chủ doanh nghiệp, lương thủ tướng Sing còn cao hơn lương TT Mỹ. Thế mới hạn chế được động cơ tham nhũng.

Nhưng nếu trả được lương cao thì bộ máy phải tinh gọn, tối thiểu. Điều này VN không làm được, vì CS mà bộ máy tinh gọn, thì thành cánh hữu mất rồi, đâu còn là CS nữa. VN mà tăng lương công chức thêm 10% thì vỡ ngân sách ngay. VN đang hô hào cắt giảm biên chế, nhưng quá chậm, vì sợ mất chế độ.

Từ các phân tích trên có thể thấy CS 2.0 sẽ không bao giờ chống tham nhũng được hiệu quả. Muốn chống tham nhũng hiệu quả thì sẽ mất chế độ. Top 15 nước chống tham nhũng hiệu quả nhất đều là các nước DC và Singapore (thể chế kiểu cánh hữu).

Vì vậy, AE QL khi đề xuất chống tham nhũng, lãng phí thì nên rón rén thôi, nếu đề xuất biện pháp mạnh, hiệu quả cao là sẽ thành PĐ, sẽ bị khai trừ khỏi đảng theo quy định 1 không 2. Chống tham nhũng đồng nghĩa với chống chế độ, anh em hết sức lưu ý.

Theo phân tích bên trên thì AEQL không ai không tham nhũng, nhưng tại sao ông cả lại chỉ đánh anh em dầu khí, ngân hàng?

Thực ra đánh tham nhũng cũng như đi câu cá, giống CSGT bắt người vi phạm, câu thế đếch nào được hết cá, nếu muốn thế thì chỉ có đánh mìn, thì chết mẹ hết cá, sau này lấy gì mà câu?

Vì thế bác cả chỉ muốn câu cá to để chém đầu răn chúng. Giết 1 người, vạn người sợ. Dầu khí bị đánh vì chỗ ấy kiếm tiền tốt nhất cả nước, lương lậu ở đó đã rất cao, lương TGĐ khó mà dưới 200-300 triệu/tháng (vì là doanh nghiệp). Vì thế động cơ đói ăn vụng là không chấp nhận được.

Tham nhũng ở VN nó muôn hình vạn trạng, có cái chấp nhận được (tỷ lệ hợp lý), có cái không thể chấp nhận kiểu anh em dầu khí hay ngân hàng. Còn anh em công chức khác, lương 3 triệu, giờ quay quắt thành 20 triệu, thì cũng chấp nhận được, không phải đánh. Đánh hết thì lấy ai làm việc? Anh # mà kiếm chác để 1 tháng thu nhập tầm 500 triệu – 1 tỷ thôi, thì chắc cũng an toàn. Đây chắc anh thu nhập cao quá, anh em khác nhìn vào cũng bất bình, tài sản có khi nhiều hơn tứ trụ, thì là bất công, đe’o được, phải trảm.

Đương nhiên việc đánh phe cánh là có, nhưng mục tiêu cao nhất vẫn là như trên và nó luôn trùng với việc đánh phe cánh./.

#thamnhũng #chốngthamnhũng

- Quảng Cáo -