Hiệp định tự do thương mại làm một phần trong quá trình toàn cầu hóa, nó mang lại cho mỗi quốc gia cơ hội mở rộng thị trường thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhưng nó cũng đưa đến làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng đi kèm với đó là làn sóng dịch chuyển nhà máy đến nơi có nhân công rẻ. Với nước đang phát triển như Tàu Cộng thì vấn đề dịch chuyển các nhà máy là có lợi, nhưng với Mỹ thì đây là một sự thiệt thòi không nhỏ. Bởi vì giá nhân công Mỹ rất cao nên nhiều nghành sản xuất đã bỏ nước Mỹ ra đi.
Mỹ là quốc gia dân chủ, khi làn sóng dịch chuyển nhà máy xuất hiện thì nói chung người dân không đồng tình, bởi nó làm họ mất việc. Năm 2016 cả bà Hilary Clinton và ông Donald Trump cũng theo chủ nghĩa dân túy để kiếm phiếu. Sau khi đắc cử, ông Trump đã rút khỏi TPP đúng như cam kết, và thêm vào đó ông cũng kéo nhiều nhà máy về nước Mỹ. Thực tế, những gì người dân muốn chưa chắc gì là tốt cho chiến lược lâu dài của đất nước. Mà chiến lược lâu dài đôi khi nó lại không hợp với những gì người dân kỳ vọng trong ngắn hạn. Thông thường những chiến lược lâu dài nó sinh ra từ những cái đầu của các chiến lược gia mà nhà trắng đang dùng. Việc cân nhắc giữa ý dân và những chiến lược dài hơi luôn là bài toán khó với bất kỳ một tổng thống nào. Chính vì vậy mà khi theo đuổi TPP, Obama không được sự ủng hộ của người dân và cũng không được sự ủng hộ của nhiều thượng nghị sĩ và dân biểu.
Có thể ví TPP như là một bó, chính lợi ích kinh tế đan xen nó làm nên những sợi dây trói buộc các quốc gia với nhau. Với vai trò lãnh đạo thế giới, nước Mỹ cần phải làm chủ những sân chơi này để cô lập nước Tàu, hay ít ra cũng hạn chế nước Tàu dùng chiêu tương tự trói buộc các quốc gia khác phụ thuộc vào Tàu. Nhưng rất tiếc, Obama đã lội ngược dòng ý dân gầy dựng TPP rồi cuối cùng Trump lại bỏ đi, tất nhiên Trump được lòng dân hơn ông Obama ở chính sách này.
Quá trình hình thành hiệp định RCEP đã cho thấy Tàu đánh giá tầm quan trọng của việc thành lập khối tự do thương mại như thế nào?! Nếu Mỹ thời Obama nỗ lực làm chủ TPP thì Tàu cũng lập tức rượt đuổi Mỹ với dự án RCEP. Sau khi bị Mỹ quay lưng thì TPP được đổi tên thành CPTPP và cho đến bây giờ nó vẫn đang tồn tại một cách mờ nhạt vì thiếu một cường quốc lớn tạo nên sức sống. Hiện giờ nước Mỹ khó quay lại CPTPP vì còn vướng vấn đề lao động cho người Mỹ, trong khi đó nước Tàu độc tài nên chỉ cần Tập Cận Bình gật đầu là xong. Vậy nên khả năng nước Tàu gia nhập CPTPP cao hơn là khả năng Mỹ trở lại tổ chức này.
Hôm ngày 20/11/2020 trên tờ Nikkei Asia có bài viết “Tập Cận Bình nói Trung Quốc sẽ cân nhắc tham gia TPP” của hai nhà báo Tsukasa Hanano và Takashi Nakano, trong đó bài báo dẫn lời ông Tập như sau: “Trung Quốc sẵn sàng tham gia hiệp ước thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong một động thái có khả năng tăng cường sự hiện diện của nước này ở châu Á”. Rất rõ, Trung Cộng đang chơi bài ngửa và chính người viết bài này cũng đánh giá rằng “Nhận xét của ông Tập cho thấy Trung Quốc có kế hoạch đóng một vai trò kinh tế lớn hơn trong khu vực khi Hoa Kỳ rút lui khỏi các khuôn khổ thương mại đa phương”. Một bước đi với tham vọng gầy dựng nên một hệ sinh thái phụ thuộc vào Tàu rất rõ, mộng đưa Tàu Cộng thành “Quốc Gia Trung Tâm” thế giới như cái tên “Trung Quốc” của nó là rất rõ ràng. Tập có tham vọng rất lớn.
Đấy là những gì mà tờ báo nổi tiếng của Nhật Bản đánh giá. Đánh giá của họ nổi rõ lên một điều là, Tàu luôn nhòm ngó và bắt chước theo cách làm của người Mỹ, đồng thời canh me Mỹ sẩy chân là đưa chân vào trám lấy khoảng trống đó. Đây là kế hoạch lâu dài và rất nguy hiểm cho loài người tiến bộ, trong thời gian ngắn thì không thấy gì, nhưng về lâu về dài thì Tàu nó trỗi dậy trong tư thế nó là kẻ nắm thóp hàng loạt quốc gia khác. Lúc đó Mỹ đánh Tàu sao được nữa?
Ngày 22/11/2020 trên BBC Việt Ngữ có bài “Liệu Hoa Kỳ có tái đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP?” của tác giả Nguyễn Quang Duy cũng đã kỳ vọng Joe Biden sẽ đưa Mỹ vào CPTPP, nhưng có vẻ muộn rồi. Tàu cũng đang tranh thủ muốn vào tổ chức này trong khi Mỹ thì vẫn mãi loay hoay với bầu cử và chuyển giao quyền lực rất không suôn sẻ. Nước Tàu, rất đáng sợ. Một vài trận đánh của chiến tranh thương mại hay những lần xuất chiêu trong cuộc chiến tranh công nghệ của tổng thống Trump vẫn chưa nói lên điều gì. Cuộc chiến Mỹ – Tàu là cả quá trình lâu dài, chiến thắng chung cuộc giành cho kẻ nào biết đấm vào tử huyệt phía kia chứ không phải đánh tới tấp mà đã thắng. Trong cuộc đối đầu với Trump, Tập yếu thế hơn thật, nhưng nói Tập thua thì e là quá sớm. Thua mặt trận này, Tàu bày mặt trận khác, Tàu không dễ thua và cũng không dễ sụp như nhiều người tưởng./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://asia.nikkei.com/…/Xi-says-China-will-consider…
https://www.bbc.com/vietnamese/world-55034194
#CPTPP #Trungcộng