Bầu cử Mỹ: vẫn phải chờ kết quả chung cuộc

- Quảng Cáo -

Nguyễn Nam (VNTB)|

lẽ kết quả chung cuộc ai sẽ là tân chủ nhân Tòa Bạch ốc sẽ rõ đến sau ngày 14 tháng 12 năm 2020.

Theo luật pháp Mỹ, thời gian để bỏ phiếu đại cử tri, là ngày thứ Hai đầu tiên sau ngày thứ Tư thứ hai của tháng 12. Năm nay, ngày thứ Hai này rơi vào ngày 14-12.

Mỗi bang phân bổ một số lượng “đại cử tri” dựa trên dân số của bang đó. Mỗi ứng viên phải có được 270 phiếu trong tổng số 538 phiếu đại cử tri thì mới có thể tuyên bố giành được chiến thắng. Các phiếu này được chính thức kiểm bởi một cuộc họp chung giữa Thượng viện và Hạ viện Mỹ vào ngày 6-1 năm sau.

- Quảng Cáo -

Vào ngày 8-12 tới đây, các bang dự kiến sẽ phải đệ trình hết các đại cử tri được xác nhận của họ.

Có một kịch bản pháp lý khác là Phó Tổng thống Mike Pence của ông Trump, với tư cách Chủ tịch Thượng viện, có thể nỗ lực vứt bỏ các phiếu đại cử tri có tranh cãi nếu hai viện của quốc hội không đạt được sự nhất trí. Trong trường hợp đó, Đạo luật trên không nêu rõ liệu một ứng viên nào đó phải cần ít nhất 270 phiếu (quá bán), hoặc đã đủ khả năng chiến thắng chỉ với các phiếu đại cử tri còn lại. Vậy là cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa có khả năng yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ giải quyết bế tắc tại Quốc hội Mỹ.

Đến nay chỉ có hai lần Tòa án Tối cao liên bang ra phán quyết về bầu cử tổng thống. Lần đầu tiên vào năm 1876 và lần thứ hai năm 2000.

Năm 2000, ông George W. Bush (Đảng Cộng hòa) đối đầu với ứng viên Al Gore (Đảng Dân chủ). Đêm 7-11, không bên nào có thể tuyên bố chiến thắng vì kết quả sít sao ở bang Florida (25 đại cử tri). Sau lần kiểm phiếu đầu tiên, ông Bush dẫn trước chỉ 1.784 phiếu bầu (trong 5,6 triệu phiếu bầu). Ê-kíp của Al Gore đề nghị kiểm phiếu lại ở bang Florida.

Ngày 10-11, khoảng cách thu hẹp còn 328 phiếu bầu. Ngày 16-11, sau khi hết hạn chuyển phiếu hai ngày, Tòa án Tối cao bang Florida cho phép tiếp tục kiểm phiếu. 10 ngày sau, trưởng ban bầu cử bang Florida thông báo Bush chiến thắng với 537 phiếu trội hơn (0,009% số phiếu bầu).

Đầu tháng 12-2000, Tòa án Tối cao bang Florida yêu cầu kiểm phiếu lại. Tuy nhiên, phán quyết tạm dừng vì phe của Bush kiện lên Tòa án Tối cao liên bang. Ngày 12-12, Tòa án Tối cao liên bang phán quyết (5 phiếu thuận, 4 phiếu chống) là tòa án bang Florida tuyên bản án vi hiến vì cho kiểm phiếu lại sau thời hạn pháp lý quy định. Ngoài ra, bản án còn đi ngược tu chính án thứ 14 (bảo đảm mọi công dân được tôn trọng các quyền của họ và được đối xử bình đẳng theo pháp luật).

Thế là George W. Bush được công nhận đắc cử tổng thống hơn một tháng sau ngày bầu cử.

Bình thường thì Quốc hội Mỹ sẽ chứng thực kết quả của Đại cử tri đoàn vào thời điểm 2 tuần trước ngày nhậm chức của tân tổng thống.

Tuy nhiên, nếu ông Donald Trump và ban vận động tranh cử của ông tung ra những thách thức pháp lý nhắm vào kết quả kiểm phiếu cuối cùng, và nếu ông Trump quyết định ở lại Nhà Trắng đến khi cuộc chiến pháp lý được giải quyết, thì việc Quốc hội chậm đưa ra quyết định có thể khiến ngày chuyển giao quyền lực – đã được Hiến pháp quy định là vào ngày 20-1, trở nên khó đoán định.

Mà hiện tại, khi ứng viên Joe Biden đang có lợi thế trước Donald Trump, thì vị Tổng thống sắp mãn nhiệm đã bắn đi tín hiệu sẽ giải quyết vấn đề bầu cử 2020 tại Tòa án Tối cao.

Mở ngoặc nói thêm: cùng nhớ lại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 giữa ứng viên Dân chủ Al Gore và đối thủ Cộng hòa George W. Bush, khi xảy ra tranh cãi về việc kiểm phiếu ở bang Florida.

Ông Gore yêu cầu kiểm phiếu lại và việc này đã diễn ra trong 3 tuần. Trong lúc việc kiểm lại phiếu đang diễn ra thì thư ký bang Florida (thuộc phe Cộng hòa) đã xác nhận chiến thắng cho ông Bush với 537 phiếu bầu, giúp ông này giành được 25 phiếu đại cử tri tại bang này, và do đó vượt qua được ngưỡng của Đại cử tri đoàn để trở thành tổng thống Mỹ.

Nhưng ông Gore khởi kiện ở Florida, yêu cầu bang này tiếp tục kiểm lại phiếu. Điều này khiến Tòa án Tối cao của bang Florida ra lệnh cho bang này kiểm lại bằng biện pháp thủ công hàng ngàn lá phiếu mà các máy kiểm phiếu chưa đăng ký.

Ông Bush sau đó quay sang Tòa án Tối cao Liên bang Mỹ để đảo ngược phán quyết của tòa án bang và ngăn chặn việc đếm lại. Tòa án Tối cao toàn quốc của Mỹ lại có tới 5 vị thẩm phán thuộc phe Cộng hòa nên yêu cầu của ông Bush được chấp nhận. Thế là đối thủ bên Dân chủ cuối cùng đành phải nhượng bộ và chấp nhận phán quyết của Tòa án Tối cao Liên bang.

Nhắc lại vụ việc kể trên để thấy rằng nếu đơn kiện của ông Trump tới được Tòa án Tối cao, nơi có tới 3 vị thẩm phán do chính ông bổ nhiệm, thì không loại trừ khả năng Tòa án này sẽ đưa ra phán quyết là trao chiến thắng cho Donald Trump./.

#bầucửtổngthốnghoakỳ2020

- Quảng Cáo -