Bài cuối cùng về thiên tai

- Quảng Cáo -

Chu Mộng Long|

Thiên tai bất khả kháng. Chính phủ đã không dùng từ “chống thiên tai” nữa mà đã dùng từ “ứng phó thiên tai”. Coi như đã nhận thức được phần nào “Đạo Trời”.

Trong tôn giáo và triết học, “Đạo Trời” được nói đến từ thời cổ đại và xuyên suốt lịch sử. Đạo Trời hay còn gọi là Luật Trời cao hơn mọi Luật Thế tục. Luật Thế tục nương theo Đạo Trời thì Trời mở đức hiếu sinh cho con người. Còn trái với Đạo Trời thì ắt phải trả giá.

Theo tôi, Đảng và Quốc hội nhiệm kỳ này nên nghiên cứu kỹ về Luật bảo vệ tự nhiên, môi trường và thực thi nghiêm túc. Cần học tập các nước văn minh về khai thác tài nguyên đúng cách, quyết liệt chống sự khai thác bừa bãi tài nguyên đất đai, rừng và biển như hiện nay.

- Quảng Cáo -

Nhắc lại, trồng bạch đàn hay keo không phải là trồng rừng mà phá rừng. Rừng tự nhiên đa dạng sinh thái chứ không phải là một loài cây độc nhất ăn tàn phá mạt môi sinh.

Khai thác có kế hoạch gắn liền với bảo tồn tự nhiên mới là chiến lược lâu dài cho sự ổn định và phát triển bền vững chứ không phải để xảy ra sự cố rồi di dời dân hay ồ ạt làm từ thiện để tỏ ra nhân văn, nhân đạo. Sự bảo vệ tài nguyên, môi trường là trách nhiệm của chính phủ cho đến toàn dân. Và để thực thi nghiêm túc, cùng với sự nghiêm khắc của pháp luật là sự cập nhật vào giáo dục phổ thông. Một em bé cũng phải hiểu trách nhiệm bảo tồn tự nhiên như là bảo vệ sinh mạng của mình hơn là bị nhồi nhét những thứ giáo điều sáo rỗng hay “phát triển năng lực” láo cá của lũ Chó hay Ngựa như trong sách cải cách mang tên Cánh Diều của ông Thuyết ông Thống./.

Chu Mộng Long

#ứngphóthiêntai

- Quảng Cáo -