Cách xử lý khác nhau của FED và ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Để vực dậy nền kinh tế, hiện nay ngân hàng nhà nước đã hạ lãi suất điều hành để bơm tiền về các ngân hàng thương mại. Tại các ngân hàng thương mại đang có những gói vay lãi suất thấp để chuyển dòng tiền ấy đến cho doanh nghiệp. Thế nhưng tình hình không đơn giản vậy. Đã xảy ra hiện tượng tắc nghẽn tại các ngân hàng thương mại làm các doanh nghiệp đói vốn không thể tiếp cận được.

Thực tế hiện nay để tránh nợ xấu, các ngân hàng thương mại đang dựng hàng rào thủ tục để ngăn doanh nghiệp tiếp cận gói vay. Ví dụ như gói vay 16 ngàn tỷ giải cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng cuối cùng chỉ có một doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn vượt qua hàng rào để tiếp cận khoản vay này thôi. Nói chung gói vay giải cứu này thất bại hoàn toàn.

Theo báo tuổi trẻ cho biết, tính đến ngày 30/09/2020 thì riêng Sài Gòn đã có 24.402 doanh nghiệp bị giải thể. Đấy là chưa kể trên toàn quốc. Theo báo VNexpress cho biết thì mỗi tháng trên toàn quốc có hơn 9.000 doanh nghiệp giải thể, một con số rất lớn. Nguyên nhân thì tất nhiên họ đổ lỗi là do Covid-19, nhưng đó chỉ là một lý do, còn lý do khác quan trọng không kém, đó chính là những doanh nghiệp sắp chết ấy họ không thể tiếp cận được gói vay cứu trợ nên mới xảy ra hiện tượng doanh nghiệp chết nhiều như vậy.

- Quảng Cáo -

Nếu chúng ta ví nền kinh tế đất nước nông trại, thì doanh nghiệp là những cây trồng, và nguồn vốn vay là nước tưới cho cây. Các ngân hàng là những đường ống dẫn nước tưới đến từng gốc, và tất nhiên ngân hàng nhà nước đóng vai trò là trạm điều hành hệ thống tưới. Khi gói vay cứu trợ không đến được doanh nghiệp đang đói, thì rõ ràng đường ống tưới đang bị tắc nghẽn. Đứng trước hiện tượng tắc nghẽn đường ống vậy thì lẽ ra ngân hàng nhà nước phải có biện pháp khai thông chứ? Nhưng không, ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn đang để nó nghẽn mà không có giải pháp gì. Đó là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp ngủm mà không cách nào cứu được.

Thực tế, các ngân hàng thương mại ở Hoa Kỳ cũng gặp khó khăn như vậy chứ không riêng gì các ngân hàng thương mại Việt Nam. Họ cũng từ chối cho những doanh nghiệp sắp chết vay để tránh rủi ro nợ xấu vậy? Thế nhưng đứng ở vai trò điều hành hệ thống ngân hàng thương mại toàn nước Mỹ, Cục dự Trữ Liên Bang – FED đã có một quyết định rất mạo hiểm, tức là chính họ trực tiếp đứng ra cho những doanh nghiệp bị ngân hàng thương mại từ chối vay. Mục đích của FED rõ ràng là khai thông dòng tiền giải cứu doanh nghiệp và qua đó giải cứu nền kinh tế. Gói này trị giá 600 tỷ USD và đã được FED triển khai từ tháng 5 vừa rồi. Và nếu khủng hoảng xảy ra lâu dài thì vấn đề bơm tiền trực tiếp khai thông dòng vốn sẽ tiếp tục những gói tiếp theo chứ không dừng lại ở con số 600 tỷ USD như hiện nay.

Khi FED đứng ra khai thông đường ống cấp tiền nền kinh tế như vậy thì họ phải đối mặt với 2 rủi ro lớn: Thứ nhất là nguy cơ lạm phát; thứ nhì là nợ xấu bị dồn lên vai FED. Đây là 2 bài toán khó mà rất nhiều ngân hàng trung ương khác ngại thực hiện trong đó có ngân hàng nhà nước Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là, liệu Mỹ có xử lý tốt hậu quả phát sinh của chính sách này được không? Câu trả lời là hoàn toàn trong khả năng xử lý của FED. Vì sao? Bằng chứng là cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 họ đã có cách xử lý như vậy và đã kết thúc được khủng hoảng. Vì vậy cũng với cách xử lý này, thì FED hoàn toàn kiểm soát được những khó khăn phát sinh.

Vì đồng USD của Mỹ là đồng ngoại tệ được ưa chuộng nhất thế giới, và hằng năm nước Mỹ xuất khẩu cả ngàn tỷ USD ra ngoài nước Mỹ bằng cách tài trợ và nhập siêu hàng hóa. Chính vì vậy nên FED mới có dư địa lớn để khai thông dòng vốn cấp ra cho nền kinh tế. Còn các ngân hàng trung ương khác, không dám bắt chước làm vậy. Đó là lý do tại sao ngân hàng nhà nước không thể khai thông điểm tắc nghẽn dòng cấp vốn là vậy.

Như đã nói, nền kinh tế quốc gia được ví như trang trại, doanh nghiệp là cây trồng, ngân hàng thương mại là hệ thống đường ống tưới, ngân hàng trung ương là trạm điều hành hệ thống tưới. Nhìn sang “nông trại Mỹ” ta thấy gì? Hệ thống tưới đã được FED khai thông điểm tắt nghẽn cho cây đủ nước, ấy vậy mà tăng trưởng kinh tế của Mỹ ước tính trong năm 2020 là con số âm rất lớn, đến – 5,91%. Vậy nhìn sang “khu trang trại Việt Nam” thì ta thấy gì? Ta thấy ngân hàng nhà nước Việt Nam không thể khai thông điểm tắc nghẽn để cây thiếu nước chết hàng loạt, ấy vậy mà kinh tế Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng được con số dương. Thật sự đó là điều khó hiểu.

Việt Nam mà?! CS họ rất giỏi trong vấn đề chế tạo con số. Cứ thông báo cho đẹp, thế nào cũng có khối kẻ tin, và thế là “đảng ta” lại lấy được lòng dân, đơn giản thế đấy./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://vnexpress.net/lai-suat-thap-van-kho-den-tay-doanh…

https://tuoitre.vn/24-402-doanh-nghiep-o-tp-hcm-giai-the…

https://vietnamnet.vn/…/the-gioi-suy-giam-viet-nam-nuoc…

https://www.wsj.com/…/the-feds-600-billion-challenge…

https://www.statista.com/…/gross-domestic-product-gdp…/

https://thuongtruong.com.vn/…/goi-16-000-ty-dong-lai…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here