Hằn lên những khắc khổ

Share on print Những người ra tù khi phiên sơ thẩm Đồng Tâm kết thúc đến thẳng nghĩa trang viếng mộ ông Lê Đình Kình. Ảnh: Báo Sạch cắt ra từ clip của cháu nội ông Lê Đình Kình quay hôm 14/9/2020
- Quảng Cáo -

Những hình ảnh được cắt ra từ clip của cháu nội cụ Lê Đình Kình cho thấy ở Đồng Tâm, có những người không xem cụ là “cường hào ác bá”.
https://www.facebook.com/8159e185-0d7a-41be-a526-e60f3de02d71
Chỉ thấy những người đàn bà lam lũ khóc nghẹn trước ngôi mộ vừa xanh cỏ của một đảng viên bị bắn chết. Họ đến khóc với ông sau phiên toà tuyên xử hai con ông án tử hình và cháu nội ông án chung thân. Nghĩa trang là nơi họ đến kêu khóc chứ không phải một cơ quan đại diện cho công lý.
Các luật sư bênh vực người dân Đồng Tâm
Không ai phân tích luật pháp hay hơn các luật sư trong phiên toà vừa qua. Họ giúp công chúng nhìn thấy những điểm mờ của cáo trạng, thấy sự bất phục nhân tâm của các bản án. Họ giúp người dân, không chỉ sống ở Đồng Tâm, hiểu được cái giá trị của công lý trên đất nước này. Và, họ đã giúp nhà cầm quyền hiểu được lòng dân ở đâu sau những bản án nặng nề.
Chúng tôi đã nhắc đến nguồn cơn của bi kịch ở Đồng Tâm, cho cả người dân lẫn lực lượng cảnh sát, đó là quyền sở hữu đất đai.
Nhưng, cao hơn hết thảy những luật pháp do con người đặt ra và cố gắng tranh cãi để phân thắng thua, đó là luật Tự Nhiên. Luật ấy tự nhiên quy định rằng con người được phép sở hữu đất đai từ ông bà tổ tiên của mình. Luật ấy cũng tự nhiên hướng con người tìm đến đúng nơi mà họ muốn bày tỏ nỗi lòng. Với người dân Đồng Tâm là nghĩa trang, nơi họ chôn cất vị trưởng lão của mình, cũng là nơi họ chôn cất hy vọng công lý như cách cụ Kình mang theo niềm tin vào chế độ xuống tuyền đài khi lần cuối cùng nhìn thấy ánh lửa loé lên từ nòng súng.
Những khắc khổ trên gương mặt của người nông dân từ vùng đồng bằng Cửu Long đến châu thổ Sông Hồng chưa khi nào nguôi. Giờ đây, trong ánh đèn chập chờn bên ngôi mộ của một người già chết vì súng đạn, tiếng khóc người nông dân càng hằn lên khắc khổ của phận người. Nhưng, trong tiếng khóc nấc ấy làm sao phân biệt đâu là tiếng khóc cho người, đâu khóc cho công lý?
Trung Bảo
- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here