Sự kiện Công ty TTHH Hưng nghiệp Formosa xả hàng ngàn tấn chất thải cưc độc ra biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vào ngày 04/4/2016, làm cho hàng ngàn tấn hải sản chết trắng trên biển suốt 4 tỉnh Miền Trung, làm chấn động dư luận thế giới thì mọi người đã biết.
Điều đáng nói là ngay từ khi thảm họa mới xảy ra, mọi ánh mắt đều nhìn về phía Formosa, và cho rằng chính đây là thủ phạm gây nên thảm họa khủng khiếp này.
Thế nhưng Bộ Tài nguyên &Mổi trường (TN&MT)của ông Trần Hồng Hà vẫn bình chân như vại. Phải mất đúng một tháng sau, hôm 04/5/2016 Bộ TN&MT mới thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về Vũng Áng để “kiểm tra việc chấp hành quy định bảo vệ môi trường tại khu kinh tế Vũng Áng Formosa”.
Trong khi trước đó, một số nhà khoa học hàng đầu Việt Nam như GS -TSKH Lê Huy Bá, TS Nguyễn Văn Khải (ông già ozon) và TS Nguyễn Duy Thịnh, đều khẳng định, chỉ cần một ngày là tìm ra nguyên nhân cá chết.
Lúc đó Bộ TN&MT cố lái dư luận tin rằng, hiện tượng cá chết hàng loạt là “do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa của nước, gọi là hiện tượng thủy triều đỏ”.
Lập luận ngớ ngẩn này lập tức đã bị các nhà khoa học bác bỏ.
Hậu quả là vùng biển tại 4 tỉnh này đã thành biển chết. Hàng ngàn người lao động do thất nghiệp phải bỏ xứ ra đi “tha phương cầu thực”, nhiều người đã bỏ xác trên xứ người.
Hậu quả là hằng năm, Formosa phát sinh hơn 3 triệu tấn chất thải rắn. Và Công an tỉnh Hà Tĩnh phải “bó tay”, đã kiến nghị Bộ Tài nguyên – môi trường và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc xử lý.
Hậu quả là Formosa mang chất thải đi đổ trộm khắp nơi. Công an tỉnh Hà Tĩnh đã nhiều lần bắt quả tang việc Formosa mang chất thải từ Khu công nghiệp đi đổ trộm ra môi trường .
Điều kỳ lạ hơn nữa là chính quyền địa phương đã tiếp tay cho Formosa đổ trộm chất thải.
Đêm 28/3/2020. Người dân xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh đã bắt quả tang nhiều xe vận tải vận chuyển chất thải độc từ Formosa Kỳ Anh về khu dân cư thuộc Xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh để đổ trộm.
Trước đó, cứ đêm đêm, hàng loạt xe tải cỡ lớn đã bịt kín chở chất thải từ Formosa đổ vào khu đất của dự án bệnh viện Quốc tế TTH tại xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh. Việc đổ chất thải thường xuyên được làm vào ban đêm, nhằm che giấu người dân.
Lợi dụng việc dịch cúm Vũ Hán đang lan tràn khắp nơi, chính quyền Hà Tĩnh đã cấm người dân tụ tập đông người, tự ý cách ly những người bất kể có nhiễm virus hay không, nếu đi từ Hà Nội hoặc Sài Gòn về Hà Tĩnh đều phải bị cách ly.
Tưởng rằng sự việc Formosa gây ô nhiễm môi trường đang dần dần chìm vào quên lãng, thì bỗng dưng hôm nay, ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà, “không ai đánh mà xưng”, đã nói toạc ra rằng: “Formosa nguồn thải lớn nhưng không đánh giá tác động môi trường trước phê duyệt đầu tư”
Theo đó: “Bộ trưởng Trần Hồng Hà dẫn ví dụ dự án Formosa có nguồn thải lớn nhưng lại không được đánh giá tác động môi trường sơ bộ trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư để chỉ ra bất cập trong quy định về vấn đề này”.
Hóa ra mười mấy năm nay, một công ty vỏ Đài ruột Tàu này, là nơi đã cái cắm hàng mấy ngàn công nhân Tàu vào làm việc tại đây, họ lấy vợ Việt và lập nên những khu phố Tàu, họ đã biến vùng đất Kỳ Anh thành một lãnh địa “bất khả xâm phạm” của Tàu, lại là nơi làm chui, chưa được đánh giá tác động môi trường trước khi thi công theo quy định của pháp luật.
Chưa nói đến tên đồ tể Võ Kim Cự, kẻ đã ký diện tích 3.300 héc-ta đất Vũng Áng cho Tàu xây dựng Formosa với giá rẻ như cho, với thời hạn vượt quá quy định là 70 năm thay vì quyền hạn là 50 năm.
Còn những người khác như cựu Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang, và đương kim Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đều là những người con của quê hương Hà Tĩnh. “Bộ ba huyền thoại” này đã “rước voi về dày mả tổ”, làm cho dân Hà Tĩnh đã nghèo nàn lại càng thêm kiệt quệ bời thảm họa do Formosa gây ra.
Ông Trần Hồng Hà, vào thời điểm Cự lùn ký Formosa cho Tàu(2008), lúc ấy ông là Thứ trưởng Bộ TN&MT. Chỉ hơn một năm luân chuyển vào Bà Rịa Vũng Tàu, sau đó lại trở về Bộ TN&MT tiếp tục làm Thứ trưởng, và sau đó làm Bộ trưởng cho đến nay.
Chúng ta đều biết rằng: Đánh giá tác đông môi trường là công cụ để quản lý các hoạt động phát triển. Là công cụ để thực hiện bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thông qua đánh giá tác động môi trường sẽ xác định được các tác động tiêu cực của dự án, dưa ra các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp giảm thiểu, đưa dự án có hiệu quả về môi trường.
Vậy mà trong suốt một thời gian dài làm lãnh đạo Bộ TN&MT, ông Trần Hồng Hà biết việc “Formosa nguồn thải lớn nhưng không đánh giá tác động môi trường trước phê duyệt đầu tư”, tại sao ông không kịp thờ ngăn chặn?
Phải chăng những đồng tiền bẩn đã làm mờ mắt bộ ba người Hà Tĩnh này, và gây nên thàm họa có thể đến hàng trăm năm sau chưa khắc phục được?
Vậy để cho Formosa xả thải gây ra thảm họa môi trưởng tại 4 tỉnh miền Trung, ai là người phải chịu trách nhiệm?
#formosa #thảmhọamôitrường #trầnhồnghà