Cách Mạng Tháng Tám – Câu chuyện lịch sử

- Quảng Cáo -

Người viết: Anh Hoàng

Cách Mạng Tháng Tám là dấu mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử Việt Nam, khi mở ra một trang sử mới chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, đánh đuổi quân Nhật ra khỏi Việt Nam cứu hàng triệu đồng bào khỏi nạn đói năm 1945. Đó là kết quả của sự đại đoàn kết dân tộc, tinh thần đấu tranh vì độc lập tự do đến từ mọi tầng lớp, giai cấp và tổ chức trên cả nước.

Miền Bắc

Lúc đó, gồm nhiều đảng phái khác nhau đang hoạt động tại phía Bắc Việt Nam, đang đấu tranh cho nền độc lập, tự do cho Việt Nam. Bên cạnh, Đảng Cộng Sản Đông Dương (Đảng Cộng Sản Việt Nam) đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh), còn nhiều đảng phái khác cùng làm nên câu chuyện lịch sử này.

- Quảng Cáo -

Đảng Dân Chủ Việt Nam

Đứng đầu Đảng là luật sư Dương Đức Hiền cùng với kĩ sư canh nông – nhà thơ Cù Huy Cận, bác sĩ Huỳnh Bá Nhung thành lập ngày 30 tháng 6 năm 1944. Các thành viên của Đảng là các trí thức, tiểu tư sản muốn đấu tranh cho nền độc lập Việt Nam

            Luật sư Dương Đức Hiền             Nhà thơ Cù Huy Cận

Việt Quốc và Việt Cách

Việt Cách là viết tắt của Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội có tổng bí thư Nguyễn Hải Thần. Việt Quốc là viết viết tắt của Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập bởi Nguyễn Thái Học với nền tảng chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc. Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái Nguyễn Thái Học bị xử tử bởi thực dân Pháp. Có những người may mắn trốn thoát như Vũ Hồng Khanh đã vượt biên sang Trung Quốc hoạt động và nhờ cậy sự giúp đỡ từ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Trước đây, Quốc Dân Đảng dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn thực hiện chính sách liên Nga, liên Cộng và thành lập trường quân sự Hoàng Phố, và mời cố vấn Liên Xô sang dạy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chọn lựa, cử một số thanh niên nhiệt huyết cách mạng như Lê Hồng Phong, Lê Quốc Vọng (tức Lê Thiết Hùng), Vũ Nguyên Bác (tức Nguyễn Sơn), Phùng Chí Kiên, Hoàng Điền, Lương Văn Chi (tức Huy) sang học.

Nguyễn Hải Thần                                         Nguyễn Tường Tam

Năm 1940, Hồ Chí Minh đã có biện pháp ngoại giao khôn khéo để cử người sang học Trường Quân sự  Quảng Tây, trong số đó có các đồng chí Hoàng Văn Thái, Thanh Phong, Hoàng Minh Thảo, Đàm Quang Trung, Trương Văn Quyền (tức Vũ Lập). Sau khi học xong về nước, các đồng chí này được phân công đi tổ chức huấn luyện các đội tự vệ cứu quốc ở các địa phương. Một số đồng chí tham gia Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và sau này trở thành các cán bộ nòng cốt, trung kiên, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị và học viện,  nhà trường của lực lượng vũ trang nhân dân ta. Tương tự, Nguyễn Tường Tam (nhất Linh) là thành viên của Việt Cách và sau là Việt Nam Quốc Dân Đảng; trong quá trình đó, đã cùng Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam thành lập nhóm Tự lực Văn Đoàn dùng ngòi bút của mình đấu tranh cho độc lập, dân chủ và tự do cho Việt Nam khi còn bị Pháp đô hộ. Dù cho sau 1945, đã có những chuyển biến tiêu cực cho những tổ chức này, thì ở cái buổi khởi đầu chống Pháp, đuổi Nhật, những tổ chức này đã góp phần không nhỏ cho một cách mạng tháng Tám thành công.

Miền Nam

Phật Giáo Hòa Hảo

Phật Giáo Hòa Hảo được sáng lập bởi Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, từ năm 1939  ông đi chữa bệnh, tiên tri, thuyết pháp và sáng tác thơ văn, kệ giảng. Văn chương của ông bình dân nên dễ đi vào lòng người. Chỉ trong một thời gian ngắn số tín đồ và ảnh hưởng của ông càng ngày càng gia tăng và trở thành một phong trào tín ngưỡng mạnh mẽ.

Đức thầy Huỳnh Phú Sổ

Đạo Cao Đài

Đến ngày 12/2/1926, trong một bài cơ Đức Thượng đế đã phán dạy hai nhóm cơ bút thống nhất hình thành đạo Cao đài. Ông Ngô Minh Chiêu được Thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao đài.

Tòa thánh Cao đài Tây Ninh

Ngày 7/10/1926, 28 người đại diện cho 247 tín đồ đã thống nhất ký tên vào Tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Giữa tháng 11/1926, những chức sắc Thiên phong đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén, Tây Ninh, chính thức cho ra mắt Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, gọi tắt là đạo Cao đài. Đạo Cao Đài phát triển mạnh mẽ với rất đông tín đồ, trước Cách Mạng tháng Tám đã thành lập Hội Cao Đài Cứu Quốc.

Chính trong giai đoạn khốc liệt này, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Việt Minh, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã cùng nhau tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật.

Để có được thành công của Cách mạng tháng Tám không chỉ dựa vào thời cơ Pháp rút, Nhật hàng để giành chính quyền, đó là sự đồng lòng đoàn kết toàn dân không kể đảng phái, tôn giáo mà làm nên chiến thắng lịch sử này. Đã có một thời kì Việt Nam đã tồn tại đa đảng và tự do tôn giáo như vậy. Vì vậy cần phải nhìn nhận một cách khách quan những đóng góp của những tổ chức đã làm nên dấu mốc lịch sử này, chứ câu chuyện không chỉ của riêng tổ chức hay đảng phái nào ở Việt Nam thời điểm đó.

Nguồn tham khảo:

http://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-90-nam-lich-su-dang/thanh-lap-dang-dan-chu-viet-nam-536979.html

http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-in/tu-viec-dua-can-bo-quan-su-ra-nuoc-ngoai-dao-tao-trong-chien-tranh-giai-phong-dan-toc-den-/2282.html

https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/audio/hat-giong-yeu-thuong-ky-niem-100-nam-ngay-sinh-duc-huynh-phu-so

http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/957/Gioi_thieu_khai_quat_ve_dao_Cao_dai

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here