Không ít quan sát viên nhìn thấy sự vận hành chính trị, kinh tế, xã hội v.v… Giữa Việt Nam và Trung Cộng giống hệt nhau. Nhìn một cách tổng thể giống nhau như hai giọt nước, giống nhau đến cả màu áo lính.
Về kinh tế, cả hai đều vận hành theo kinh tế thị trường, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, phát triển dựa vào tiết kiệm và đầu tư, trong đó vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là chủ đạo. Ví dụ, một mình Samsung đã đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng GDP của Việt Nam. Và các doanh nghiệp FDI đóng góp chủ lực cho tăng trưởng GDP của Trung Cộng.
Nếu Mỹ tăng trưởng dựa vào tiêu xài nội địa, mức lương người lao động Mỹ rất cao, sức mua rất lớn nên thị trường nội địa rất mạnh có khả năng chống đỡ khi kinh tế thế giới suy trầm, vì hơn 80% hàng hóa sản xuất tại Mỹ đều được tiêu dùng trong nước.
Thì ngược lại, Việt Nam và Trung Cộng tăng trưởng nhờ tiết kiệm và đầu tư, nhà nước ấn định lương công nhân thấp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên sức mua trong nước kém, thị trường nội địa yếu, sản phẩm làm ra chủ yếu là xuất khẩu, gặp rất nhiều khó khăn khi kinh tế thế giới suy trầm hạn chế nhập khẩu.
Đó là lý do Trung Cộng và Việt Nam đang vất vả chống đỡ kinh tế sa sút vì dịch cúm, số lượng lao động mất việc ngày một tăng, hệ thống an sinh xã hội kém, lúng túng trong việc hỗ trợ tài chính cho nhân dân gặp khó khăn vì dịch bệnh.
Ví dụ như các nước Âu Mỹ trợ giúp đại trà và rất nhanh cho dân với số tiền lớn. Còn Việt Nam và Trung Cộng yếu kém trong khâu hỗ trợ. Gói 62.000 tỷ của chính phủ Việt Nam hổ trợ với số tiền không nhiều cho một số đối tượng khó khăn nhất định được chọn lựa kỹ càng chứ không phải hổ trợ đại trà như Âu Mỹ, nhưng triển khai rất chậm.
Hiện tại, chẳng biết khi nào hết dịch bệnh, vaccin đến cuối năm mới có thể có, và ngay cả khi có vaccin cũng chưa chắc đầu năm tới có thể chủng ngừa đại trà trên toàn cầu. Cho nên, nếu Việt Nam và Trung Cộng kiểm soát được dịch cúm mà Âu Mỹ và thế giới chưa kiểm soát được thì cũng không xuất khẩu được hàng hóa. Viễn ảnh khó khăn phía trước của hai nước phần chắc vẫn chưa thể cải thiện trong ngắn hạn, thậm chí còn có thể khó khăn thêm trong trung hạn, nên chuyện người lao động mất việc phải làm “ký sinh trùng”, tức ra lề đường bán hàng rong kiếm sống là chuyện khó tránh.
Nói đâu xa, ngay lúc này, đúng hơn là từ tháng trước, thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường đã khuyến khích người lao động Trung Cộng ra hè phổ làm “ký sinh trùng”. Và một khi người lao động Trung Cộng ra lề đường làm ký sinh trùng kiếm sống, thì bản sao Việt Nam cũng không thể khác.
Cho nên, trong tương lai gần, những người nghèo như tôi, và có thể không ít bạn khó khăn khác, cũng phải ra vỉa hè làm “ký sinh trùng” kiếm sống, gắng gượng chờ đến khi kinh tế phục hồi bất kể thị phi. Chỉ là hiện tại tôi chưa biết sẽ bán mặt hàng nào trên hè phổ. Nhưng không sao, vì “cái khó ló cái khôn”, “đói đầu gối phải bò”. Thế thôi !!
#covid-19 #nguoibanhangrong #kysinhtrung