Thái Thượng Hoàng là một hình thức vua từ bỏ danh hiệu nhưng muốn giữ lại thực quyền. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, thời nhà Trần là thực hiện chế độ thái thượng hoàng. Thực tế khi vua nhường ngôi cho con để làm thái thượng hoàng thì vua cha không hề mất quyền lực mà ngược lại còn có quyền lực rất lớn. Quyền lực có thể sai khiến vua con. Thay vì trước đây điều hành triều chính thì nay vua cha gián tiếp điều hành triều chính thông qua vua con.
Thời nhà Trần, các vua dùng chế độ thái thượng hoàng nhằm mục đích dìu dắt vua con trưởng thành dần trong quá trình tiếp quản công việc của một ông vua. Ý đồ của tiền nhân là vậy, nhưng ngày nay ý đồ của CS thì hoàn toàn khác, CS đã dùng chế độ thái thượng hoàng là để duy trì quyền lực cho những ông chóp bu khi đã mãn nhiệm kỳ nhằm thỏa mãn bản chất tham quyền cố vị của đám này. Từ năm 1996, ĐCS Việt Nam đã dựng lên cái gọi là “Hội đồng cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng” là cũng vì mục đích đó. Thực chất nó là một “hội đồng thái thượng hoàng”.
Tứ trụ là 4 vị trí chủ chốt gồm: Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, và Chủ tịch Quốc Hội. Thường thì 4 vị trí này được ĐCS bầu bán nội bộ đưa lên vào các kỳ đại hội, và sau đó là các trụ này giữ ghế trong suốt 5 năm. Trong 5 năm đó thì cứ mỗi 6 tháng ĐCS có một kỳ họp trước thềm kỳ họp quốc hội để ra chủ trương cho Quốc hội gật. Thường các hội nghị trung ương là không bàn chuyện gì lớn, không bầu bán chức vụ trong tứ trụ, thế nhưng hội nghị Trung ương 4 của kỳ đại hội 8 thì khác, kỳ này Đỗ Mười nhường ngôi cho Lê Khả Phiêu và rút về làm cố vấn cùng với Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt. Ba ông cố vấn Mười-Anh-Kiệt thời đó rất có quyền lực, nên có thể xem như lúc đó trong ĐCS Việt Nam thực chất là có “4 tổng bí thư”.
Lê Khả Phiêu được đưa lên ghế tổng bí thư bởi bộ tam Mười-Anh-Kiệt chứ không ai khác, vì nói cho cùng Phiêu là người tốt nhất để kế thừa chính sách thần phục Tàu mà trước đó Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh đã vạch ra. Được biết, ở Hội nghị Thành Đô, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng lấy danh nghĩa đảng và nhà nước để gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Thế nhưng Lê Khả Phiêu thì khác, ông ta lại lấy quan hệ cá nhân để bàn tính chuyện quốc gia đại sự với Giang Trạch Dân.
Vốn là người xuất thân từ quân đội, Lê Khả Phiêu đã dùng Nguyễn Chí Vịnh điều khiển Tổng Cục Tình Báo Quân Đội (tức tổng cục 2) để bắt liên lạc với tình báo Tàu của phía Giang Trạch Dân nhằm nhận lệnh riêng của ông này. Đây là cách làm việc vô lối và chắc chắn lịch sử sẽ ghi tội. Với lối quan hệ này, Lê Khả Phiêu đã xem đất nước Việt Nam này như là một thứ món hàng riêng của ông ta và muốn thỏa thuận với ai thì thỏa thuận. So với Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Phạm Văn Đồng thì phải nói rằng, Lê Khả Phiêu bán nước táo bạo hơn.
Chuyện quốc gia đại sự mà dựa trên quan hệ cá nhân như thế này rất dễ bị phía Trung Cộng gài bẫy để ép ký những hiệp định bất lợi cho Việt Nam. Bởi nói cho cùng, về quỷ kế thì ĐCS Việt Nam chỉ là học trò của ĐCS Tàu. Chính vì kiểu quan hệ riêng tư này mà trong giới hóng chuyện thâm cung bí sử ĐCS đã rộ lên tin đồn rằng Lê Khả Phiêu bị dính bẫy gái do phía Giang cài. Thực ra thì 100% loại tin tức kiểu này chỉ có thể tồn tại ở dạng tin đồn chứ không bao giờ có những văn bản chính thức nào nói về nó. Tuy nhiên, ở Việt Nam, người ta không lạ gì loại tin đồn từ nội bộ, mà sau này có cơ hội kiểm chứng thì nó còn nhanh chóng và chính xác hơn cả tin tức do hệ thống báo chí CS đưa. Không biết chuyện dính bẫy gái của ông Phiêu có thật hay không, chỉ biết với cách dùng quan hệ cá nhân giải quyết chuyện quốc gia đại sự như thế thì Giang Trạch Dân đã có được 2 bản hiệp ước biên giới, và Việt Nam mất trắng 15.000 km2 lãnh thổ.
Thực tế Phiêu là một người có tham vọng quyền lực rất lớn, tham vọng của ông ta không thua gì Nguyễn Phú Trọng nhưng xui cho ông ta là thời của ông ta làm tổng bí thư, ông không thể nắm hết quyền lực mà phải chia (share) quyền lực của mình cho “tổ thái thượng hoàng” nữa. Chính vì vậy, việc thâu tóm quyền lực của Phiêu lúc đó so với Trọng ngày nay khó hơn nhiều.
Để dọn đường cho quá trình thâu tóm quyền lực, lúc đó Lê Khả Phiêu đã ban Quyết định 234 cho tổng cục 2 theo dõi các đồng chí trong ĐCS. Mục đích của Phiêu là muốn khai thác những chuyện thâm cung bí sử của các đồng chí mình để nắm thóp họ, và từ đó thâu tóm quyền lực về cho mình. Chưa hết, tiếp theo Quyết định 234 thì Lê Khả Phiêu còn có ý định bỏ luôn Ban Cố Vấn để mình rảnh tay thâu tóm quyền lực. Đây chính là sai lầm “chết người” của Phiêu. Vừa nhột vì sợ cái Quyết Định 234 khui ra chuyện thâm cung bí sử, vừa lo vì lúc đó Lê Khả Phiêu có ý định bãi bỏ quyền lực. Thế là “ban thái thượng hoàng” quyết định ra tay trước. Vì còn quyền lực thì 3 đánh 1 sẽ thắng, nhưng để Phiêu bãi bỏ quyền lực thì làm sao đánh được Phiêu nữa?!
Thực chất, việc Lê Khả Phiêu dùng tổng cục 2 để kết nối với Giang Trạch Dân bán nước thì không động chạm gì đến những ông cố vấn. Vì nói cho cùng, bán nước dù cho tư cách đảng hay tư cách cá nhân thì cũng đều lá “bán” cả. Về khía cạnh này Phiêu và ba ông cố vấn hợp ý. Nhưng sai lầm của Phiêu là dùng tổng cục 2 theo dõi đồng chí mình. Ông ta quên rằng, Tổng Cục 2 chính là đứa con đẻ của Lê Đức Anh nên việc sử dụng tổng cục 2 vào việc kiểm soát đồng chí là lợi bất cập hại, và sau đó ông ta đã trả giá.
Trước kỳ đại hội 9, ba ông cố vấn đầy quyền lực lấy một lý do lãng nhách để phê bình Lê Khả Phiêu. Họ phê bình Phiêu là “thái độ cứng nhắc” trong cuộc tiếp đón tổng thông Bill Clinton. Tiếp đó là ông Lê Đức Anh phê bình Lê Khả Phiêu về Quyết định 234. Và cuối cùng ba ông này ký vào Kiến nghị buộc Lê Khả Phiêu thôi chức vào đại hội 9 năm 2001. Và lúc đó, với 3 đánh 1 và Phiêu đã phải rời chính trường./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://vnngaymoi.wordpress.com/2013/02/04/10-3/
https://www.bbc.com/vietnamese/53523630
#lekhaphieu #thaithuonghoang #dangcsvn