Rất hiếm trường hợp nào mới vào trung ương đảng một nhiệm kỳ đã trở thành uỷ viên Bộ Chính Trị như thống đốc Ngân Hàng Nguyễn Văn Bình. Nguyễn Văn Bình đã gây hai bất ngờ lớn nhất về tổ chức nhân sự của đảng, thế nhưng những bất ngờ ấy càng bất ngờ hơn là chẳng mấy gây dị nghị trong dư luận.
Trước thềm đại hội đảng năm 2011, danh sách uỷ viên trung ương đã hoàn tất, vào ngày cuối cùng bỗng nhiên bổ sung thêm phó thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình. Vào đến thềm đại hội đảng năm 2016, những tưởng Nguyễn Văn Bình sẽ bị rớt khỏi trung ương và kỷ luật. Nhưng một điều bất ngờ lớn nữa xảy ra, Bình vào hẳn Bộ Chính Trị và giữ chức trưởng ban kinh tế trung ương.
Suốt từ những năm 2011 đến giữa những năm 2018, Nguyễn Văn Bình là cái tên được xướng lên rất nhiều trong cuộc đốt lò của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ai cũng nghĩ Bình chết đến nơi rồi. Thế nhưng đã đi đến nhiệm kỳ thứ 12, Nguyễn Văn Bình vẫn bình an vô sự. Trong khi bao chiến sĩ từng sát cánh với Bình đã lần lượt ra đi như Bầu Kiên, Bắc Hà….
Lẽ ra Vinashin phải toang từ rất sớm và số thiệt hại sẽ hạn chế đi được rất nhiều, nhưng Bình đã bắt những ngân hàng phải xoá nợ hoặc chuyển nợ giấu đi để Vinashin tồn tại.
Tháng 8 năm 2012, Nguyễn Văn Bình bị tạp chí Global Finance liệt vào 20 thống đốc ngân hàng nhà nước kém nhất trên thế giới. Chỉ sau một năm Nguyễn Văn Bình nhậm chức. Bình Ruồi còn nghĩ ra nhiều quái chiêu để móc tiền trong dân, chẳng hạn như trò nhà nước độc quyền vàng miếng, miếng vàng gói trong nilon và khi bán còn phải nguyên nilon của ngân hàng. Thế là vàng kém, vàng đểu đều được đóng miếng bán ra thị trường, một cách lấy tiền của dân. Điều kỳ lạ là số phận của Bình đều gắn với những lần vàng đột biến tăng cao như năm 2011, năm 2016 và năm nay 2020. Dường như giá vàng tăng là cơ hội để Nguyễn Văn Bình kiếm bộn bạc. Người ta đồn sở dĩ Bình hốt bạc lớn sau những đợt tăng vàng, do Bình có quan hệ với giới maphia tài phiệt của Nga do những năm Bình làm chủ tịch ngân hàng MIB tại Nga.
Bình và liên kết với một số tướng lĩnh quân đội đã dùng máy bay buôn lậu vàng từ Nga về Việt Nam những đợt sốt giá vàng. Anh trai của Bình là con rể của chủ tịch quốc hội, phó chủ tịch hội đồng nhà nước, trung tướng Lê Quang Đạo.
Tất nhiên số tiền lãi khổng lồ ấy được Bình dùng làm sức mạnh để tránh tai hoạ và leo cao hơn. Số tiền lãi ấy không về tay nhà nước xu nào cả, thế nhưng những thua thiệt do điều hành yếu kém của ngân hàng thì nhà nước phải nai lưng chịu, tức nhân dân, đất nước chịu.
Nguyễn Văn Bình có quá nhiều kẻ thù, một trong những kẻ thù lớn nhất của y chính là Trương Tấn Sang. Thế nhưng Tư Sang nham hiểm đã quật ngã được bao nhiêu đối thủ sừng sỏ lại không làm gì được cọng lông chân của Bình. Những chiêu thức như dùng báo chí, truyền thông mạng để tố cáo, tạo sóng dư luận rồi sau đó dùng người bên trong như Trương Hoà Bình gây sức ép để hạ được Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải..đều thất bại trước Nguyễn Văn Bình.
Osin Huy Đức một mũi nhọn chủ công của Tư Sang nhiều lần vạch mặt Bình Ruồi đòi lớn tiếng phải xử lý, nhưng rồi Osin cùng ông chủ Tư Sang đành phải bỏ qua khúc xương khó gặm này.
Bình Ruồi làm thịt chị em nhà Đặng Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm. Yến là bồ của Tư Sang, vậy mà Bình dùng thanh tra đánh khiến cho Yến phải rời quốc hội chạy biến sang Mỹ trốn, Đặng Thành Tâm nhả ngân hàng Phương Tây, lạy lục Bình tha tội, rồi phải giả điên một thời gian dài để mong thoát nạn.
Bình cũng làm thịt Đặng Văn Thành, khiến Thành phải rời bỏ Sacombank. Thành từng lớn tiếng trên báo giới là gia đình Thành và gia đình thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chỗ thân tình như ruột thịt. Khi Phúc nắm quyền thủ tướng, Thành có thể đẩy Trầm Bê vào tù, nhờ Minh Xoài đứng ra lấy lại Sacombank cho mình cai quản. Nhưng Đặng Văn Thành chỉ hại được Trầm Bê mà thôi.
Osin Huy Đức đã dùng hết sức mình,khui từ Trầm Bê ngược lên đến Trần Bắc Hà và Nguyễn Văn Binh. Tuy nhiên chỉ đến Trầm Bê, Bắc Hà là dừng lại.
Phang sấp mặt cả hai ông lớn như Tư Sang và Phúc Nghẹo, Bình vẫn bình yên như tên cha mẹ đặt cho. Nếu nói Bình là đệ tử của Ba Dũng, thì hầu hết tay chân của Ba Dũng dinh đến kinh tế đều phải mang số phận thảm hại trước đòn thù của cánh Tư Sang, Bảy Phúc. Vậy mà Bình chẳng sao?
Phe Tư Sang đã dùng hết mọi sức, dùng truyền thông như Osin Huy Đức công khai, dùng nặc danh như Dương Vũ để đưa tin về Bình, liệt kê một loạt tội của Bình từ vụ thất thoát hàng ngàn đến chục ngàn tỷ nợ xấu ở Vietinbank , BID với những cái tên như Huyền Như, Tuấn Chợ, Nguyệt Hường..
Bộ trưởng công an Trần Đại Quang lúc đó còn nói, nếu xét tội thì Bình phải bắn chết đến 5 lần.
Bình chẳng sao, mặc dù những kẻ đe doạ Bình đều là đương kim uỷ viên Bộ Chính Trị lúc đó như Tư Sang, Bảy Phúc và Đại Quang. Bình chỉ là tân uỷ viên trung ương.
Bây giờ Bình còn ngồi đó, Đặng Hoàng Yến cũng chưa biết ngày nào về. Khát tiền, mới đây Yến phải xuất hiện trực tuyến để lừa cổ đông đầu tư dự án bất động sản ở Cali, nhằm chuyển tiền ra nước ngoài. Yến vẫn còn chưa thoát được vòng kiểm soát của Bình. Có thể vì lý do này mà Tư Sang đành phải rút quân không dám công kích Bình nữa. Tiện đây cũng nói những người sở hữu chứng khoán của Tân Tạo phải dè chừng đợt làm giá tâng cao, để Yến lấy tiền lo thân Yến bên Mỹ.
Bình ngồi đó thì Đặng Văn Thành có thân Bảy Phúc đến mấy, cũng phải muối mặt mượn bóng Minh Xoài che chở để điều hành Sacombank dấm dúi, không dám công khai.
Bình có thể có cách để trị Tư Sang, Bảy Phúc hay gọi nhẹ nhàng hơn là có cách thoả hiệp với những kẻ thù không đội trời chung ấy. Nhưng còn người khác thì Bình dùng cách gì, chẳng hạn như nhân sĩ Bắc Hà, hồng phúc dân tộc, cụ già liêm khiết là tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì sao?