Trong những năm qua, xung đột quyền lợi đất đai giữa người dân với doanh nghiệp được bảo hộ bởi phe nhóm lợi ích đã sinh ra thế hệ dân oan vô tiền khoáng hậu trong lịch sử của Việt Nam, cũng như cả nhân loại.
Nếu như vụ án Nọc Nạng là vụ án tranh chấp đất đai là một ví dụ điển hình của chính sách phân chia và quản lý ruộng đất bất công tại Nam Kỳ dưới thời thuộc Pháp, thì dưới thời đại HCM ngày nay chúng ta sẽ không thể kể ra hết bao nhiêu vụ tranh chấp chấn động đến rúng động. Trong đó vụ Đặng văn Hiến ở Đắk Lắk, hay Nguyễn Bá Thanh san phẳng ở giáo xứ Cồn Dầu Đà Nẵng, Vụ Tiên Lãng- Hải Phòng, Thủ Thiêm, Long Hưng, Lộc Hưng, Dương Nội hay mới nhất là Đồng Tâm, còn rất nhiều trên khắp VN ở đâu cũng có dân oan. Tất cả, đều là nạn nhân của chính sách bất công đất đai hiện nay gây ra.
Ở Việt Nam nguyên nhân sâu xa của bất công bởi vì Nhân dân không có quyền làm chủ mảnh đất của mình, vì trong luật sở hữu đất đai hay kể cả trong Hiến pháp cũng ghi rất mơ hồ, đến giờ này chính chúng ta gần như không xác định được ai là chủ đất của mình đang ở, ta hay nhà nước? Về sở hữu đất đai, Điều 53, 54 Hiến pháp và Luật Đất đai (sửa đổi) 2013 quy đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…
Chính những điều luật mơ hồ đó đã tạo ra kẽ hở cho quan chức địa phương cấu kết với doanh nghiệp rắp tâm cướp miếng đất ấy.
Nhiều nước trên thế giới họ quy định rõ ràng, đất đai nào là của nhà nước, đất đai nào là của người dân. Còn ở VN, nhà nước đại diện chủ sở hữu về đất đai nhưng không ít công chức đã lạm dụng quyền lực để tham nhũng đất đai, nên mới xảy ra khiếu kiện, tố cáo hàng loạt.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là người đại diện đang tạo ra một kẽ hở vô cùng thuận lợi cho một bộ phận cán bộ công quyền, bởi quyền chuyển mục đích sử dụng đất lại nằm trong tay chính quyền địa phương.
Một mảnh đất nông nghiệp có giá trị rất nhỏ, nhưng chỉ cần chuyển đổi mục đích sử dụng mảnh đất đó thì giá trị của nó tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần, nhưng toàn bộ khoản chênh lệch đó thì do chính quyền thụ hưởng. Bọn cầm quyền ở Dương Nội ép giá 200 ngàn đồng trên m2 đất, sau đó bán cho doanh nghiệp hơn 35 triệu, đó là một ví dụ cho thấy quyền tư hữu đất đai ở VN không có, đó là nguồn gốc sinh ra thế hệ dân oan ăn nằm vật vạ ở Quốc Hội mấy thập kỷ qua.
Vụ án Nọc Nạng công lý được thực thi, mặc dù tòa án hay luật sư người Pháp nhưng vẫn xử rất công bằng cho người dân nước Thuộc địa. Ngược lại điều đó, giữa thời đại Hồ Chí Minh thật xót xa khi chính người Việt đối xử với người Việt một cách man rợ, cướp đất xong còn tìm cách hãm hại những người đứng lên đấu tranh chống cướp đất, thậm chí bắt bỏ tù Chị Cấn Thị Thêu là một nạn nhân hay chúng dồn Anh Đặng Văn Hiến phải bị tử hình, hoặc chúng sẵn sàng nổ súng vào đồng chí đồng đội của mình như Cụ Lê Đình Kình… một chế độ vô cùng tàn bạo.
Theo luật hay cách điều hành nhà nước của quan chức đảng viên cộng sản thì người dân VN ai cũng sẽ là nạn nhân của bọn cướp đất, ai cũng là một tù nhân dự bị, vì chúng chưa nhòm ngó tới miếng đất của mình mà thôi.
Sự quản lý đất đai đã tạo quyền lợi cho cường quyền tham nhũng, cho tới nền Tư pháp hèn hạ, tất cả cũng bởi do sự lãnh đạo tuyệt đối toàn diện của đảng cộng sản cầm quyền. Những người cộng sản luôn có những đặc ân vì trung thành với đảng, khi họ chết đi, thậm chí có người được cấp mấy chục ha đất để làm lăng mộ mới thấy, không có lý do gì mà người cộng sản không bất chấp mọi thứ để phục vụ đảng, trong khi người dân đen cả một nghĩa trang đang yên đang lành như thế, vì lợi nhuận mà nhà cầm quyền sẵn sàng san phẳng để làm dự án.
Cũng là một nạn nhân lần này là lần thứ 3 đi tù, hôm nay, chị Cấn Thị Thêu cùng 2 người con bị nhà cầm quyền bắt giam, họ đã đứng lên đấu tranh đòi đất cho chính họ và cho nhiều người khác, gia đình 5 người mà trong đó có đến 4 người bị đi tù vì những hành động bảo vệ đất, gia đình chị Cấn Thị Thêu đáng được lưu vào sử sách, đáng được tôn vinh và ca ngợi.
Trong bức thư từ trại giam Gia Trung tết năm 2017 gửi về cho Bà con dân oan, Chị Thêu có nói rằng: “Quyết đấu tranh đến cùng để đòi lại đất đai, quyền sống, quyền con người mà chế độ cộng sản đã cướp đoạt của gia đình tôi và những người cùng cảnh ngộ’’.
Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCS ghi rằng “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để”, trong tình hình phong kiến không còn, thì năm nay, trước thềm đại hội thứ 13 của đảng cộng sản, Nguyễn Phú Trọng nên nên ghi vào cương lĩnh chính trị của ĐCS rằng “Quyết đấu tranh đến cùng để đòi lại đất đai, quyền sống, quyền con người mà chế độ độc tài đã cướp đoạt của mọi người dân VN’’ dựa theo ý trong bức thư của Chị Thêu ấy.
Không cần viết hàng hàng lớp lớp khẩu hiệu, giương cao tự do, dân chủ công bằng văn minh giả hiệu gì cả, chỉ cần trả lại đất cho Dân Thủ Thiêm, Dân Dương Nội, dân Lộc Hưng…cho tất cả dân oan bị chế độ cướp đất bao năm nay, viết những khẩu hiệu đó treo khắp đường phố ở VN, vậy là đủ rồi./.