Nền kinh tế VN, một cơ thể yếu gặp gió

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Hôm 8 tháng 6 năm 2020 trên tờ Vietnam Finance có bài viết “Xu hướng M&A: Cảnh báo các ngành công nghiệp trọng yếu rơi vào tay đối thủ”. Đáng chú ý trong bài viết đưa ra con số là “trong 5 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã chi 2,99 tỷ USD để thực hiện các hoạt động góp vốn, mua cổ phần ở Việt Nam chưa phải là điều đáng lo ngại, bởi con số này chỉ bằng 39,1% so với cùng kỳ năm ngoái… Tuy nhiên, số lượt góp vốn, mua cổ phần lại lên tới 3.528 lượt, tăng 11,6% so với cùng kỳ.”

Nói cho dễ hiểu là, số lượng doanh nghiệp bị thâu tóm thì nhiều hơn năm ngoái 11,6% nhưng số tiền bên mua bỏ ra là rất ít, chỉ bằng 39,1% so với năm ngoái mà thôi. Bỏ tiền ít mà mua được nhiều thì qua đây chúng ta thấy được điều gì? Đó chỉ có thể là hàng bị ế hoặc hàng đã mất chất lượng nên mới xảy ra hiện tượng bán tống bán tháo số lượng nhiều nhưng giá trị ít ỏi như vậy. Đó là toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam sau những ngày dịch.

Ngày 7 tháng 6 năm 2020 trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài viết “Thừa tiền – dấu hiệu của tăng trưởng yếu”. Phải nói chính xác hơn là tiền ứ đọng ở các ngân hàng thương mại không đến được tay doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp thừa tiền mà tăng trưởng lại yếu. Khi Ngân Hàng Nhà Nước hạ trần lãi suất tức là họ muốn bơm tiền vào nền kinh tế. Khi mức trần lãi suất bị hạ thấp thì tất nhiên lượng doanh nghiệp đi vay sẽ tăng lên và từ đó Ngân Hàng Nhà Nước bơm tiền vào các doanh nghiệp để cứu họ vượt qua khủng hoảng. Được biết, ngày 13 tháng 5 năm 2019, Ngân Hàng Nhà Nước đã hạ trần lãi suất tiếp sức thanh khoản để các nhà băng hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch. Thế nhưng cuối cùng thì sao? Tăng trưởng tín dụng trong 5 tháng đầu năm 2020 vẫn thấp so với năm 2019. Cụ thể là 1,32% so với 4,6%. Đã hạ lãi suất mà doanh nghiệp không muốn vay trong khi sau COVID-19 không một doanh nghiệp nào không khát tiền. Sao kỳ vậy? Không kỳ chút nào nếu đào sâu bản chất nền kinh tế Việt Nam.

- Quảng Cáo -

Bơm tiền vào nền kinh tế mà nền kinh tế không nạp được, vậy thì đó nói lên điều gì? Khi cơ thể bạn bị bệnh, tất bạn sẽ có triệu chứng biếng ăn. Lúc khỏe thì chỉ cần tô mì tôm xoàng xĩnh cũng húp sạch, nhưng khi đã bị bệnh nặng thì dù sơn hào hải vị dọn ra trước mặt, bạn cũng không màng cầm đũa làm chi. Như vậy khi nền kinh tế được bơm tiền mà nó không nạp thì rõ ràng, cơ thể nền kinh tế ấy đang bị bệnh rất nặng.

Dịch COVID-19 là con virus gây bệnh cho hầu hết các nền kinh tế. Mỹ là quốc gia bị nặng nhất không chỉ là COVID-19 mà còn thêm vào đó là tuần lễ bạo loạn bởi cái chết của George Floyd. Vậy mà đến hôm hay, tai họa vừa lắng xuống thì kinh tế nước này phục hồi nhanh chóng. Lúc đỉnh điểm, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ lên đến 19,5%, và đây là mức tệ hại nhất ở Mỹ sau thời Đại khủng hoảng. Thế nhưng đến nay con số tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, chỉ còn 13,3%. Chưa hết, thị trường chứng khoán Mỹ mấy ngày nay tăng ngoạn mục. Điều này chứng tỏ nội lực của nền kinh tế Mỹ quá mạnh, nó đủ sức bật dậy dù cho đó là cơn bạo bệnh lớn chưa từng có trong lịch sử.

Với dịch COVID-19, Việt Nam là một trong những nước bị nhiễm dịch nhẹ nhất, ấy vậy mà cơ thể nền kinh tế này lại không thể gượng dậy sau một cơn bệnh nhẹ như vậy, đến nỗi giờ được đút cháo sâm, cho húp canh yến sào nó cũng nuốt không trôi. Như vậy qua đây chúng ta thấy nội lực nền kinh tế Việt Nam yếu như thế nào?!

Quay lại bài báo “Thừa tiền – dấu hiệu của tăng trưởng yếu”, thì trong bài viết này người ta đã nói rằng, chính COVID-19 mà nó làm “tăng tỷ lệ phá sản doanh nghiệp, khiến nhu cầu tiêu dùng và sản xuất sụt giảm, gián đoạn chuỗi cung ứng và dòng thương mại toàn cầu”. Vâng! Hàng loạt tế bào không qua khỏi bệnh nên kéo theo cơ thể nền kinh tế cũng bị bệnh nặng mặc dù Việt Nam nhiễm COVID-19 thuộc loại nhẹ nhất. Vậy thì sức đề kháng của nền kinh tế này đâu? Qua đây chúng ta thấy dường như không có. Những doanh nghiệp Việt lớp chết lớp ngáp ngáp. Mớ chết xem nhưng chẳng ai thèm mua, lớp ngáp ngáp thì được người “bạn vàng” xua quân sang thâu tóm hàng loạt với giá bèo bọt. Khi hàng loạt doanh nghiệp lớp phá sản lớp bị thâu tóm thì tất nhiên nhu cầu vay của nó cũng giảm đi. Đó là lý do tại sao dù bơm tiền mạnh nhưng cơ thể nền kinh tế cũng không nạp được là vì vậy. Đề kháng của nền kinh tế này quả thật rất yếu, nó ngã gục ngay cả khi gặp cơn gió nhẹ.

Lâu nay ĐCS hay chạy theo tăng trưởng mà không chú trọng đến tính bền vững của một nền kinh tế. Bao năm nay, CS đã cho truyền thông thổi phồng tăng trưởng và cả xã hội bám vào con số tăng trưởng mà lên đồng. Để rồi bây giờ mới thấy, một bệnh cảm nhẹ cũng vật nền kinh tế này tơi tả ăn không nổi uống không trôi. Thế đấy! Nền kinh tế đất nước lọt vào tay CS thì chỉ có vậy, nó mong manh dễ vỡ vô cùng. Và qua đây nền kinh tế Việt Nam cũng phơi bày tử huyệt chết người trước ông “bạn vàng” kế bên. Đây là một kinh nghiệm cho Trung Cộng, việc tạo khủng hoảng rồi thọc tay vào kiểm soát nền kinh tế Việt Nam là một việc làm chẳng mấy khó khăn gì. Chơi với Tàu không bao giờ không trả giá, thế nhưng CS Ba Đình bất chấp./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://vietnamfinance.vn/xu-huong-ma-canh-bao-cac-nganh-co…

https://www.thesaigontimes.vn/…/thua-tien–dau-hieu-cua-tan…

https://vnexpress.net/tran-lai-suat-tiet-kiem-lai-giam-tiep…

https://tuoitre.vn/kinh-te-my-hoi-phuc-chu-v-20200608084438…

https://www.thesaigontimes.vn/…/thi-truong-lao-dong-khoi-sa…

https://www.thesaigontimes.vn/…/nha-dau-tu-trung-quoc-gia-t…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here