- nguyenngocgia’s blog -RFA
Thêm vào đó, điều 15. Xác định sự thật của vụ án của BLTTHS quy định:“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội”.
Điều 15 được dẫn giải như trên đã bác bỏ khái niệm “BẢN CHẤT VỤ ÁN’. Quả đúng vậy, một vụ án hình sự diễn ra, người có thẩm quyền phải “xác định sự thật của vụ án”, không phải lo xoay xở định nghĩa “bản chất vụ án” (dù có đổi hay không đổi cũng hoàn toàn sai, vì trong BLTTHS không quy định).
Tóm lại, 17 người trong HĐTTTPTANDTC đã vi phạm vào mục o khoản 1 điều 4 và điều 15 của BLTTHS.
Nghĩa là kết luận “Sai sót tố tụng không làm thay đổi bản chất vụ án” là một kết luận vô nghĩa, phi pháp và hoàn toàn không chuyên nghiệp của 17 người mang danh thạc sĩ – tiến sĩ luật.
Đó là nỗi hổ thẹn tệ nhất dành cho giới Luật Sư Việt Nam, dù bị tước giấy phép hành nghề hay còn đang hoạt động.
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội (UBTVQH) phải làm gì?
Điều 404. Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong BLTTHS quy định với 2 trường hợp dưới đây, có thể cứu sống ông Hồ Duy Hải:
2. Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.
Xin phép lưu ý, tại khoản 2 điều 404 nói trên dùng chữ “YÊU CẦU” và tại khoản 3 điều 404 nói trên dùng chữ “KIẾN NGHỊ”.
Tuy nhiên, người đời cũng biết đó chỉ là “luật lý thuyết” (một cách mà tác giả viết bài gọi khôi hài), bởi luật chỉ được gọi là LUẬT khi có giá trị thực tế như các quốc gia tự do – dân chủ đang sử dụng.
Nói cụ thể hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp Quốc Hội – Lê Thị Nga và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cáo – Lê Minh Trí chỉ có “quyền kiến nghị”. Nếu ông Trí và bà Nga cùng “tự nguyện” kiến nghị thì… Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ mở phiên họp xem xét (cái) kiến nghị đó. Phiên họp, tất nhiên cũng dưới sự chủ trì của Nguyễn Hòa Bình. Kết quả có vẻ như… “ai cũng biết hết rồi” (!).
Trường hợp cao hơn với chữ “YÊU CẦU” như tại khoản 2 nói trên, khi UBTVQH “yêu cầu” thì… Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ mở phiên họp xem xét lại (cái) quyết định đó. Phiên họp đó, tất nhiên cũng dưới sự chủ trì của Nguyễn Hòa Bình. Kết quả “xem xét lại” có vẻ như… không có gì thay đổi, bởi con số 17/17 vừa qua đã chứng minh toàn bộ các “đảng viên gương mẫu” kiêm thạc sĩ luật – tiến sĩ luật đồng loạt “nhất trí rất cao”, “đồng thuận tuyệt đối” và “đoàn kết một lòng” trong việc chà đạp điểm o mục 1 điều 4 và điều 15 của BLTTHS.
Suy ra, dù bà Lê Thị Nga, ông Vũ Minh Trí hay toàn bộ UBTVQH có dành sự cảm thương cho hoàn cảnh vô tội của ông Hồ Duy Hải hay xót xa và thán phục trước sự kiên tâm của bà Nguyễn Thị Loan – người mẹ đang rất đau khổ trước hung tin – con trai mình chuẩn bị nhận lưỡi hái tử thần, được cung cấp từ 17 ông (bà) đảng viên/thạc sĩ/tiến sĩ luật, thì họ cũng hoàn toàn bó tay.
Kết
Trong UBTVQH, chỉ có 2 người có thể cứu vớt cho Hồ Duy Hải, đó là:
1. Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc Hội – Ủy viên Bộ Chính trị
2. Tòng Thị Phóng – Phó chủ tịch Quốc hội – Ủy viên Bộ Chính trị
Hy vọng bà Ngân và bà Phóng, với tư cách là 2 bà mẹ, cùng cám cảnh thống khổ của bà Loan mà nhỏ chút lòng nhân để xin ý chỉ của 13 đồng chí còn lại, rằng hãy ban cho Hồ Duy Hải một con đường sống.
Có lẽ nhiều người sẽ đặt câu hỏi liên quan đến con số 13 nói trên, cũng như tại sao bà Ngân và bà Phóng – nếu còn chút từ tâm – có thể làm như vậy? Xin thưa:
– Về con số 13, sau khi tác giả viết bài kiểm tra lại, đã loại khỏi 2 người: Hoàng Trung Hải (vừa bị kỷ luật) và Đinh Thế Huynh (chữa bịnh dài hạn).
– Nguyên tắc số một của ĐCSVN cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị: Tập thể lãnh đạo – Cá nhân phụ trách.
Tóm lại, chắc chắn 15 cánh tay Ủy viên Bộ Chính Trị mới bác bỏ được 17 cánh tay thạc sĩ – tiến sĩ luật. Đó là phương cách duy nhất cứu sống người tử tù vô tội – Hồ Duy Hải.