Vùng đất 9 rồng (Cửu Long) nay còn mấy con ?

- Quảng Cáo -
Minh Phu|

Hôm nay là ngày quốc tế lao động (1/5), NR xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến những người lao động, đặc biệt là những người lao động vùng đất 9 Rồng đã và đang rời Sài Gòn, Bình Dương… Về quê Miền Tây nghỉ lễ, gồm cả những khách chọn Miền Tây làm nơi tham quan du lịch, có một kỳ nghỉ lễ lao động vui vẻ và may mắn.

Nhà địa chất học là những người xài phung phí thời gian, tính tuổi địa chất, khảo cổ… Lên đến hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm tuổi, nên lỡ có tính sai hàng trăm năm thì cũng chỉ như hạt bụi chứ chẳng nghĩa lý gì. Song với con người, trăm năm là hơn cả một đời người.

Vì lẽ đó, cách đây chưa đầy thập niên, các nhà khoa học cho rằng, do con người sử dụng quá nhiều năng lượng hóa thạch, thải quá nhiều khí CFC gây hiệu ứng nhà kính hủy hoại tầng Ozone làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên, khiến một lượng lớn băng vĩnh cửu ở hai đầu địa cực tan chảy gây hiện tượng nước biển dâng, làm vùng đất 9 Rồng có nguy cơ chìm trong đại dương. Dự báo đến năm 2060 khoảng 1/3 diện tích Miền Tây bị ngập nước biển. Nhưng khi ấy chẳng mấy người quan tâm đến cái dự báo mang tính thổi phồng của các nhà khoa học. Bởi các bố dự báo sai hàng trăm năm là chuyện chưa hề hiếm.

Song hiện tại, nhiều người có cảm giác hiện tượng biến đổi khí hậu làm nước biển dâng nhấn chìm Miền Tây có thể sẽ diễn ra sớm hơn dự báo.

- Quảng Cáo -

Chẳng hạn chu kỳ El Nino thường ít nhất là 8 năm, thì lần này mới 5 năm El Nino đã trở lại gây hạn hán gay gắt trong cả nước, tác hại nghiêm trọng đến vùng đất 9 Rồng, nơi chằng chịt kênh rạch, và nay những kênh rạch ấy đang dần dần phơi đáy, khi mà hai con sông cung cấp nước chính là Tiền Giang và Hậu Giang đang thiếu nước trầm trọng.

Việc TC xây dựng serie đập thủy điện trên sông Lang Thương (phần đầu nguồn sông Mê Công chảy trong lãnh thổ TC), giữ lại toàn bộ lượng nước có được trong mùa khô nhờ hứng băng tan trên dãy núi Hi Mã Lạp Sơn… Làm hạ nguồn sông Mekong khan nước.

Còn giọt nước nào chảy xuống Lào và Cambodia, bị các đập thủy điện của hai nước này giữ lại. Biển Hồ Tonle Sap cũng không còn tích đủ nước trong mùa mưa thì lấy đâu nước điều tiết cho sông Cửu Long trong mùa khô ?

Nhắc lại, Sông Cửu Long có tính đặc thù không nơi nào có. Nguồn cung nước rất dồi dào trong mùa khô là nhờ :

– lớp băng khổng lồ trên dãy núi cao nhất thế giới Hi Mã Lạp Sơn trên cao nguyên Tây Tạng tan chảy trong mùa nóng, khô… Cung cấp nước cho sông Mekong, nên sông Mekong vẫn dồi dào nước trong mùa khô.

– Biển Hồ Tonle Sap ở Cambodia tích đầy nước trong mùa mưa, đến mùa khô lượng nước trên sông Cửu Long giảm, Biển Hồ Tonle Sap sẽ chảy ngược dòng ra sông Mekong về sông Tiền và sông Hậu… Nên sông Cửu Long chẳng bao giờ vơi nước.

Nhưng nay các Serie đập thủy điện nối đuôi từ đầu nguồn của TC, đến Lào và Cambodia… Đã giữ lại hầu hết lượng nước trong mùa khô, và nếu khi Lào và Cambodia xây dựng hết các đập thủy điện theo đúng thiết kế của họ, thì khi ấy dân đồng bằng sông Cửu Long sẽ chẳng còn nước sinh hoạt trong mùa khô chứ nói chi đến trồng trọt.

Điều đáng nói là dòng nước giàu phù sa đục ngầu tạo nên màu mỡ, phì nhiêu, tôm cá và thủy sản dồi dào, đồng ruộng tốt tươi, cây trái trĩu cành, bồi sông lấn biển… Nay đã không còn. Phù sa bị giữ lại ở các đập thủy điện, chỉ còn dòng nước nghèo trong vắt, không những không tạo được màu mỡ và trù mật cho Miền Tây, mà còn gây sói lở bờ sông, sụt lún ven bờ, bào mòn bờ biển… Đặc biệt là Mũi Cà Mau ngày càng bị bào mòn. Nếu thập kỷ trước mỗi năm Mũi Cà Mau được phù sa bồi đắp rộng thêm, thì nay đang trở ngược, dòng nước nghèo của sông Cửu Long làm cho Mũi Cà Mau bị bào mòn dần theo tháng năm.

Cùng với việc thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô, người ta buộc phải khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm, càng làm cho hiện tượng sụt lún diễn ra nhanh hơn. Vùng đất 9 Rồng đang trong chu kỳ đảo ngược giống Mũi Cà Mau đang đảo ngược, nghĩa là trước đây Miền Tây là thềm lục địa, được sông Cửu Long bồi đắp phù sa mà thành. Nay Sông Cửu Long không còn đủ nước và nước không còn phù sa, chỉ còn loại nước nghèo (đói phủ sa), gây sụt lún đảo ngược chu kỳ bồi đắp, cùng với hiện tượng nước biển dâng, tác động kép làm Miền Tây có thể bị chìm trong nước biển nhanh hơn.

Nhìn thấy dòng người lao động Miền Tây từ Sài Gòn, Bình Dương… Kéo về nghỉ lễ đông như quân nguyên, cho thấy dòng người từ vùng đất 9 Rồng đã và đang di tản dần về các thành phố công nghiệp kiếm sống, hiện tượng thiếu nước và thiếu nước phù sa đã bắt đầu ảnh hưởng đến việc kiếm sống của nhân dân Miền Tây.

Theo NR, dòng người di tản khỏi Miền Tây đã bắt đầu, và sẽ tăng dần trong những năm tới. Có bạn ở Miền Tây đã từng comment trong những stt của NR nhận định về tương lai đồng bằng sông Cửu Long, cho biết gia đình anh ấy không phải là những người đầu tiên bỏ Miền Tây lên Bình Dương sinh sống, nhưng cũng thuộc nhóm… “Đời đầu”, đã ổn định cuộc sống và sống rất tốt. Theo anh ấy thì dòng người di tản của quê anh đã lên đến “đời” thứ 10+… Những người di tản đời sau khó khăn hơn, nhưng vẫn tốt hơn rất nhiều so với những người còn bám trụ chốn quê nhà.

Nếu điều nhận định của anh bạn FB này đúng, thì quả thật khó khăn đang dần dần kéo đến với nhân dân vùng đất 9 Rồng, là vùng đất một thời chưa xa nức tiếng đẹp giàu mênh mông sông nước, lúa đầy bồ, tôm cá đầy ghe, hoa trái bạt ngàn… Nhưng nay có thể đã dần dần chìm vào quá khứ. Vậy vùng đất nổi tiếng 9 con Rồng ngày xưa, thì ngày nay liệu còn được mấy con ?

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here