Thịnh suy bất thường

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Dưới thời Nicolas Ceausescu cai trị Rumani. Ông ta nắm trong tay một lực lượng công an chìm có thể nói đông nhất, đáng sợ nhất trong Khối Đông Âu. Lực lượng này có tên là Securitate. Lực lượng này dày đặc đến mức người ta cho rằng, cứ trong bốn người dân Rumani thì có một là chỉ điểm của Securitate. Vì thế Ceausescu tự tin rằng, không một mầm móng chống đối nào mà có thể qua mắt được lực lượng an ninh của ông. Chính vì thế mà không ai có thể nghĩ rằng chế độ độc tài Ceausescu có thể đổ.

Biến động kinh tế chính trị là những biến đồng rất khôn lường, không ai đoán trước được. Biến động kinh tế nó đục khoét thể chế chính trị tựa như đàn mối đục khoét chân đập vậy. Biết đâu khi nước lũ tràn về gặp ngay lúc đàn mối đục khoét làm yếu chân đập thì sao? Thì toang. Con đập có thể toang ngay khi người ta thấy bề ngoài nó rất vững chắc.

Như ta biết, vào thập niên 1980, kinh tế Romani đi xuống vì phải trả nợ nước ngoài, và lúc đó Ceausescu đã đưa ra một loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng nên khiến người dân cả nước rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Tuy dân khổ thế nhưng ông ta lại cho đổ tiền vào các dự án khủng như xây dựng Cung điện Nhân dân, công trình thậm chí đến ngày nay vẫn là một trong những tòa nhà lớn nhất thế giới. Vì sao ông ta làm vậy? Vì ông ta nghĩ rằng, “mình không thể bị đổ”. Thế nhưng rồi sao? Lịch sử đã chứng minh, khi mà người dân Rumani trở nên bần cùng hóa thì tất bất mãn càng tăng. Mà sự bất mãn rất dễ biến khủng hoảng kinh tế thành khủng hoảng chính trị. Và kết quả là chế độ độc tài Ceausescu bị sụp đổ và ông ta bị hành quyết cùng với vợ.

- Quảng Cáo -

Trên thế giới, không có chính quyền nào làm dân hài lòng cả. Ở các nước dân chủ, người dân chỉ không hài lòng chính quyền về một hay vài chính sách nào đó chứ không bao giờ họ bất mãn thể chế chính trị mà chính quyền đó đang điều hành đất nước. Vì sao? Vì thể chế chính trị này đã trao cho dân quyền lực kiểm soát chính quyền nên không lí do gì họ lại bất mãn về nó cả. Còn ở xứ Cộng sản thì khác, nhân dân xứ này vừa không hài lòng những chính sách của chính quyền và họ cũng không hài lòng cả cái thể chế chính trị đó. Vì sao? Vì thể chế chính trị độc tài Cộng sản đã tước hết quyền của dân nhằm tạo sự dễ dàng cho tầng lớp cai trị trấn lột, chèn ép dân để làm lợi cho đảng. Mà như ta biết, khi chính sách sai thì sửa rất đơn giản, nhưng khi thể chế chính trị sai thì không thể sửa được mà phải lật đổ nó. Điều này chính lãnh đạo CS hiểu hơn ai hết cho nên khi lên làm Tổng Thống Nga, Boris Yeltsin khi đã có câu nói không gì đúng hơn “Cộng sản không thể nào sửa chữa, chúng phải bị thay thế”. Và Cộng Sản Rumani cũng không ngoài quy luật đó.

Đấy là bài học từ Rumani. Có thể nói, cách sụp đổ của Rumani là khốc liệt nhất cho lãnh đạo CS, chính vì thế mà ĐCS Việt Nam họ sợ bị sụp đổ theo kịch bản Rumani nhất. Như ta biết, hiện nay dịch COVID-19 đang vặn khóa chặn dần nguồn ngoại tệ từ thế giới bên ngoài rót vào Việt Nam, bên trong thì mọi ngành nghề bị tê liệt, viễn cảnh đẩy toàn dân đến khốn cùng đang lởn vởn. Điều đáng nói là cơn đại dịch đến nay vẫn chưa bùng nổ ở Việt Nam, cho nên không loại trừ khả năng nó đợi khi dân gặp cơn đói khát rồi thì nó mới bùng nổ thì đó quả là tai họa kép. Khủng hoảng kinh tế bị đẩy đến cực điểm thì việc nó chuyển thành khủng hoảng chính trị là rất gần.

Hiện nay Cộng Sản đang cố chụp mũ tội “chống phá, lật đổ” với bất kỳ những ai mà họ cho là có thể chọc ngoáy đến cái sai của họ. Điều đó cho thấy ĐCS họ đang ngửi thấy điều gì đó bất an. Vì thế có thể nói, sự hung hăng là thước đo về sự an toàn cho chế độ CS. Càng hung hăng, sự an toàn cho chế độ càng kém. Rồi đây chế độ Cộng Sản này cũng sẽ chết, bởi lẽ dân Việt không thể mãi chịu đựng cái thể chế này đời đời kiếp kiếp được. Nhưng trước khi chết Cộng Sản nó sẽ cắn dân như chó điên cắn càn, đó là điều không thể nào tránh khỏi. Và đó là cái giá mà một lúc nào đó dân tộc Việt Nam phải trả dù cho sớm hay muộn. Vậy đó, “freedom is not free” – cái giá này rồi phải đến, không sớm thì muộn thôi./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here