Tác giả: Sông Quê
Trong 4 phó thủ tướng của Việt Nam hiện nay gồm có Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam và Trịnh Đình Dũng thì Vũ Đức Đam là người có vị trí không ổn định nhất. Nếu như Trương Hòa Bình đi lên từ ngành tư pháp và nắm vị trí Phó thủ tướng thường trực chính phủ. Phạm Bình Minh chịu trách nhiệm mảng ngoại giao đã từ nhiều năm nay. Trịnh Đình Dũng đi lên từ ngành Xây Dựng. Thì Vũ Đức Đam là người làm rất nhiều nhiệm vụ nhưng không chuyên sâu vào mảng cụ thể nào. Đam đi lên từ bộ Bưu Chính Viễn Thông, sau đó lên nắm chức phó bí thư rồi bí thư của tỉnh Quảng Ninh, rồi vòng vèo về làm Chủ nhiệm văn phòng chính phủ. Thậm chí, có thời ông Đam còn làm phó vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế của Văn phòng Chính phủ. Nói chung, là công việc của Đam đánh võng từ chỗ này qua chỗ khác mà không đi theo một mảng cụ thể nào như 3 phó thủ tướng còn lại.
Đam vốn là dân du học ở Bỉ nên nói thạo tiếng Anh và tiếng Pháp, lại có bằng tiến sĩ kinh tế. Nên có thể nói Đam được các thành viên khác trong chính phủ coi là người giỏi và làm gì cũng được. Nhưng như các cụ ta vẫn dạy, biết nhiều thì khổ nhiều. Cho nên ông Đam được giao những công việc mà những người khác không muốn làm hoặc không có kỹ năng để làm.
Và khi Tổng Trọng quyết định kỷ luật cựu bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bằng việc đưa bà này về làm Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, ông Đam đươc điều chuyển tới công tác tại bộ y tế, lĩnh vực mà ông chưa từng kinh qua. Nhiệm vụ có thể coi là rất nặng nề vì phải lấy lại uy tín cho ngành y vốn bị hoen ố quá nhiều sau những vụ scandal mà Nguyễn Thị Kim Tiến (biệt danh là Kim Tiêm) để lại, nặng nề nhất là vụ tham nhũng và thông đồng ăn chia tại VN Pharma.
Chưa kịp làm gì để lấy lại thanh danh thì Vũ Đức Đam phải đối mặt với dịch bệnh cúm Vũ Hán. Và để tăng sĩ khí cho một công việc mà mình chưa từng được kinh qua, Đam đã đưa ra những tuyên bố hết sức hùng hồn như Việt Nam sẽ chặn đứng virus Vũ Hán…, 1 tuần nữa sẽ công bố hết dịch…. Những tuyên bố như vậy vừa để đặt mục tiêu cho bản thân ông vừa đặt mục tiêu cho một bộ máy lãnh đạo y tế mà ông ta chưa từng có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo.
Nếu ở các nước phát triển, ngăn chặn cúm Vũ Hán phải là công việc của người lãnh đạo cao nhất đất nước như Tổng Thống, Thủ Tướng vì nó ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống và có những vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều ngành chức năng. Nhưng ở Việt Nam trong thời gian vừa qua TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng lặn không sủi tăm, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thỉnh thoảng mới có những chỉ đạo chung chung. Nhân vật chính trong chính phủ trong câu chuyện này lại là Vũ Đức Đam. Một người không có nhiều kinh nghiệm trong ngành y tế, không có quyền lực đủ mạnh (phó thủ tướng nhưng chưa phải ủy viên Bộ chính trị).
Và cho dù Đam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc đốc thúc các bộ ngành thực hiện công việc chống dịch và đưa ra những tuyên bố hùng hồn. Cuối cùng Việt Nam vẫn vỡ trận. Và trước sự việc không thể dừng lại được nữa thì việc tìm ra một hình nhân thế mạng là điều hết sức dễ hiểu. Cuối cùng người đó là một nhân vật rất hoàn hảo – Nguyễn Hồng Nhung. Một người mới trở về từ Italia và không có bất cứ yếu tố nào liên quan đến Trung Quốc.
Như đã được nhiều người phỏng đoán, vở kịch vỡ trận cúm Vũ Hán sẽ được đổ thừa cho Đam và một vài nhân vật không đáng kể trong đó có Hồng Nhung và Nguyễn Quang Thuấn (Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam). Còn Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc hoàn toàn rảnh tay để nghĩ về Đại hội Đảng lần thứ 13 nơi mà họ sẽ chia nhau những chức vụ cao nhất.
Ở trong Đảng, từ nhiều năm qua đã có thông lệ, các quan chức thông thạo tiếng các nước phương Tây mãi mãi chỉ là những con tốt, không có thực quyền. Và khi nhìn vào những Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam hay Hoàng Trung Hải thì chúng ta có thể thấy rất rõ điều này thêm một lần nữa./.