Virus Corona và các hiệp định tự do – Cơ hội cho Việt Nam thoát Trung

- Quảng Cáo -

Người viết: Anh Hoang- Truong Hoang

Trong nhiều năm qua Việt Nam luôn phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc. Cụ thể, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Hoa Kỳ và EU.

Bảng: Số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang ba khu vực chính

Khu Vực 2016 2017 2018
Hoa Kỳ 47 525 547 430 41 607 546 310 47 525 547 430
EU 34 007 195 000 38 336 974 000 41 951 215 000
Trung Quốc 21 970 467 000 35 462685 630 41 268 385 110

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam   –   Đơn vị: đô la Mỹ

- Quảng Cáo -

Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, hầu hết các nguồn nguyên liệu để sản xuất, Việt Nam đang nhập từ Trung Quốc bởi hiện tại Việt Nam chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong chuỗi cung ứng cho thế giới đó là nhà sản xuất phụ trợ cho các công ty lớn. Điều này được phản ánh qua các số liệu thống kê sau đây.

Bảng: Số liệu nhập khẩu của Việt Nam từ ba khu vực chính

Khu vực 2016 2017 2018
Trung Quốc 49 929 960 000 58 228 606 000 65 437 625 000
Hàn Quốc 32 033 947 000 46 734 425 000 47 497 153 000
Asean 23 883 135 000 28 021 438 000 31 765 512 000

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam  –  Đơn vị: đô la Mỹ

Do đó khi dịch bùng phát ở Trung quốc, Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề. Cụ thể, Theo Ban IV, ứng phó với dịch Covid-19, giải pháp trước mắt mà nhiều doanh nghiệp thực hiện là việc cắt giảm lao động. Gần 39% số doanh nghiệp được hỏi áp dụng biện pháp này.

Dệt may là ngành hàng đã và đang phải đối mặt nhiều khó khăn về nguyên phụ liệu do Covid-19. Ảnh: N.Thanh.

Bên cạnh công nghiệp sản xuất, ngành du lịch khách sạn và hàng không cũng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam trong đó khách du lịch đến Việt Nam vẫn chủ yếu là Trung Quốc và Hàn Quốc. Cụ thể, theo thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam trong năm 2018 khách du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam đứng đầu với 4.966.468 lượt khách theo sau là Hàn Quốc 3.485.406 lượt khách. Vì vậy, ngành khách sạn, nhà hàng Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề từ sự bùng phát dịch bệnh ở hai quốc gia nay.

Nhiều chuyên gia kinh tế, cho rằng đây là mối đe dọa đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng đồng thời là cơ hội cho Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng để tìm nguồn cung thay thế cho sản xuất và lượng khách mới chất lượng cho ngành du lịch, khách sạn. Những hiệp định thương mại tự do và những hợp tác song phương toàn diện và chiến lược sẽ là chìa khóa để giải bài toán này

Nhìn vào bảng thống kê, Hàn Quốc, Asean đang là nguồn cung thay thế tốt cho Trung Quốc. Trong đó, Malaysia, Brunei và Malaysia thuộc Asean đã có chung hiệp định thương mại tự do CPTPP điều sẽ thúc đẩy việc Việt Nam nhập nguyên liệu từ những nước này thay vì Trung Quốc nhờ sự giảm thuế từ hiệp định thương mại. Tương tư, Việt Nam cần sớm thuyết phục Hàn Quốc tham gia CPTPP hoặc có hiệp định thương mại song phương, vì Hàn Quốc sẽ mang đến nguồn nguyên liệu thay thế chất lượng cho Việt Nam. Ngoài ra Ấn Độ sẽ là thị trường thay thế lý tưởng cho Trung Quốc trong tương lai. Ấn Độ và Mỹ nâng mức quan hệ lên mức đối tác toàn cầu toàn diện, trong tương lai gần Ấn Độ sẽ là công xưởng mới của thế giới với dân số hơn 1 tỷ dân.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (T) đón tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân vận động Sardar Patel Gujarat, thành phố Ahmedabad, ngày 24/02/2020. REUTERS/Francis Mascarenhas

Hiện nay quan hệ Việt- Ấn đang cải thiện đáng kể, quan hệ kinh tế giữa hai nước khởi sắc mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng thương mại song phương trung bình hàng năm của hai nước đạt từ 35% đến 40%. Kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2018 đạt 10,69 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2016. Đặc biệt xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ tăng mạnh, từ 2,68 tỷ USD năm 2016 lên 6,54 tỷ USD năm 2018. Ấn Độ đã trở thành một trong 12 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra với sự có mặt của Nhật Bản và Canada, Việt Nam sẽ mở ra những thị trường mới để xuất khẩu thay thế cho thị trường chính là Trung Quốc. Song song với đó, sự thông qua của hiệp định EVFTA ( Hiệp định tự do thương mại EU và Việt Nam) sẽ góp phần không nhỏ cho sự thoát ra khỏi sự phụ thuộc của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các khoản vay của ngân hàng thương mại, cũng như giãn thời gian thu thuế, yêu cầu đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và cơ sở hạ tầng mới. Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Singapore từ xuất phát cũng là những nước có thu nhập trung bình nhưng nhờ thiết lập quan hệ đa phương và hợp tác với Mỹ để nhận hỗ trợ công nghệ mà họ trở thành những con rồng của Châu Á.

Nguồn tham khảo: https://baotintuc.vn/thoi-su/quan-he-viet-naman-do-co-trien-vong-phat-trien-manh-me-hon-20181116144308898.htm

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here