Khi báo tỉnh đứng về phía nhân dân

- Quảng Cáo -

Báo Sạch|

Những ngày qua, rất đông người dân và nhóm anh em tài xế Hùng Nguyễn “trấn giữ” trạm thu phí Ninh Xuân khiến từ ngày khai trương đến nay trạm này chỉ thu được… vài trăm ngàn đồng! Trạm này bị phản đối, vì nó vô lý hơn cả BOT Cai Lậy, khi nhà đầu tư làm tuyến tránh vỏn vẹn 2,8km nhưng lại đặt trạm thu phí trên quốc lộ 26 ở cả 2 tỉnh là Khánh Hòa và Đăk Lăk!

Một điều hết sức bất ngờ, một số báo Trung ương không biết có phải vì các hợp đồng truyền thông hay không, lại trở ngòi bút đâm thẳng vào nhân dân, bênh vực nhà đầu tư.

Và càng bất ngờ hơn, tờ báo đứng về lẽ phải, đứng cạnh nhân dân lại là báo tỉnh Khánh Hòa. Dưới đây là nội dung bài báo:

- Quảng Cáo -

“Nhớ cách đây hơn 2 năm, ngày 21/8/2017, hầm đèo Cả chính thức đi vào hoạt động. Những người lái xe chạy qua hầm, thật vui vẻ trả phí mặc dù rất cao mà trong lòng cảm ơn chủ đầu tư đã làm nên công trình tuyệt vời này. Những ai đã từng chạy xe dò dẫm cả giờ qua hơn 20km đường đèo Cả, có thể bị nằm lại trên đèo cả ngày nếu một xe bị sự cố… mới thấy hết ý nghĩa và giá trị của 10 phút chạy vèo vèo qua đường hầm hiện đại. Càng đáng quý hơn là đường đèo vẫn giữ nguyên, ai không thích trả phí qua hầm thì đi đường cũ.

Trong khi ấy, Trạm BOT Ninh An từ khi được nhà đầu tư chuyển vào Ninh Lộc nhằm tận thu phí những xe đi từ Quốc lộ 26 xuống đã gặp sự phản ứng quyết liệt của cánh lái xe. Không biết đã tốn bao nhiêu công sức của các cơ quan chức năng cùng chủ đầu tư mới tạm thời thỏa thuận được với các chủ xe trên địa bàn lân cận.

Ngày 16/12 vừa qua, Trạm BOT Ninh Xuân (Quốc lộ 26, thị xã Ninh Hòa) bắt đầu thu phí. Đây là dự án xây dựng mới tuyến tránh thị xã Ninh Hòa và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 26 có tổng chiều dài gần 50km. Đoạn qua Khánh Hòa xấp xỉ 18,5km (gồm xây dựng mới 3km, còn lại là nâng cấp, cải tạo). Mức thu giá dịch vụ thấp nhất là 25.000 đồng/lượt, cao nhất là 120.000 đồng/lượt. Giới tài xế lại một lần nữa quyết liệt đem xe tới phản đối sự vô lý của trạm này. Theo họ, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa đã có Trạm thu phí Ninh Lộc, hiện nay thêm Trạm Ninh Xuân chỉ cách nhau chưa đến 10km là điều không thể chấp nhận.

Thực ra, ngay từ khi UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho nhà đầu tư lập Trạm BOT Ninh Xuân, lãnh đạo thị xã Ninh Hòa cùng đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn về sự vô lý này nhưng nhận được câu trả lời không thỏa đáng. Ý nguyện của người dân đã không gặp ý chí của nhà quản lý.

Hai cách làm BOT nhận được hai thái độ đón nhận trái ngược nhau của người dân. Nhà đầu tư hãy cứ sòng phẳng với dân như cách làm ở hầm đường bộ đèo Cả. Làm ở đâu, thu ở đó. Nhà nước, mà cụ thể ở đây là UBND tỉnh trước khi quyết định, hãy nghĩ đến lợi ích chung trước khi chiều lòng theo đề xuất của nhà đầu tư. Đừng có những quyết định khiên cưỡng để rồi sau này lo giải quyết hậu quả”…

(Hết trích)

Hiện tượng báo tỉnh gần đây đứng về phía nhân dân không lạ. Thực ra thì, trước hết báo tỉnh vẫn là đại diện cho ý chí của lãnh đạo đảng bộ địa phương. Nhưng trong lĩnh vực BOT, có thể thấy rõ hiện tượng ngay cả lãnh đạo các địa phương phía Nam cũng bị Bộ GTVT nhét về các dự án bẩn bựa gây rối loạn xã hội. Nếu các bạn để ý, sẽ thấy BOT T2 ở Cần Thơ – An Giang cũng bị chính báo An Giang “đánh” bằng những bài rất đanh thép! Và cùng với nhân dân, báo An Giang đã góp phần lên tiếng để xóa sổ BOT T2.

Trở lại BOT Ninh Xuân, sau 3 tuần khai trương trong tình trạng chết lâm sàng, chính quyền địa phương và công an vẫn chưa can thiệp vào giao dịch dân sự của anh em tài xế và trạm.

Nếu người dân và tài xế đều hiểu rằng đây là BOT “bẩn”, và nếu báo chí ủng hộ cái đúng như báo An Giang, Khánh Hòa, thì chuyện BOT Ninh Xuân chết yểu như Cai Lậy, T2, Tân Đệ, là điều chắc chắn!

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here