Khi vụ án mạng tại trường Gateway xảy ra, dân mạng liền điều tra ra ngay đây là ngôi trường có cổ phần của con gái thủ tướng. Thật ra nếu truy tố đúng người đúng tội thì chỉ những người gây nên cái chết cho bé Lê Hoàng Long mới chịu sự trừng phạt của pháp luật chứ người góp vốn lập trường có tội gì đâu? Ấy vậy mà, sau đó báo chí CS đồng loạt cho biết có một cổ đông đã rút cổ phần khỏi tập đoàn giáo dục đang sở hữu Gateway – Edufit. Chưa hết, sau cái chết của bé Lê Hoàng Long thì báo chí cũng đồng loạt đưa tin về những vụ trẻ em bị chết trên ô tô ở Mỹ như muốn nói rằng “Mỹ cũng thế đấy, đừng chõ mỏ vào bọn tao nữa!”.
Qua động thái của báo chí như thế, ta thấy rất rõ đã có bàn tay can thiệp của quyền lực chính trị để nắn dư luận đi lệch khỏi Gateway. Có thể khẳng định, nếu dư luận tấn công vụ Gateway thì cũng chẳng thể buộc tội được con gái ông thủ Phúc vì rõ ràng theo luật, cô này không có tội trong vụ án này. Thế nhưng, qua hành động nắn dư luận, người ta biết nếu ông Thủ tướng không ra tay thì báo chí không thể bị bẻ cong đến như vậy. Đây là cách xử lý thông tin rất dại dột, chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”. Chiêu thức tự tố cáo lên tất cả.
Hôm qua ngày 28/12/2019 mạng xã hội phẫn nộ những kẻ dơ bẩn hack camera nhà của ca sỹ Mai Văn Hương rồi tung clip riêng tư của cô lên mạng. Đây là một hành động vô cùng dơ bẩn của những kẻ bệnh hoạn, nó thể hiện bản chất vô đạo đức và xem thường luật pháp. Tất nhiên những hành động này làm xã hội vô cùng phẫn nộ và xã hội càng ủng hộ Mai Văn Hương hơn nữa.
Ở ngoài xã hội không thiếu những kẻ vô đạo đức như thế. Sau trò dơ bẩn của đám hacker này, có một số người nghi ngờ rằng, chính quyền đã đứng đằng sau hành động này của những kẻ bệnh hoạn kia. Vì sao họ lại nghi ngờ như vậy? Vì đơn giản họ nghĩ rằng, Mai Văn Hương từng ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông – một hành động mà chính quyền này không hài lòng. Nếu chỉ dựa vào hành động ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông của Mai Văn Hương mà quy kết cho chính quyền đứng đằng sau đám hacker kia thì rõ ràng là chưa đủ cơ sở. Chắc chắn người cẩn trọng sẽ không bị thuyết phục vì lập luận này mặc dù họ không hề bác bỏ.
Mới hôm qua một số người quy kết chính quyền đứng đằng sau đám hacker thì ngay hôm nay – ngày 29/12/2019 trên báo Zing lại có bài “Tại sao camera giám sát dễ bị hack như vậy?” nói về những trò hack camera của đám hacker bệnh hoạn bên Mỹ, Ấn Độ. Tới đây, tôi lại giật mình tự hỏi “Hình như đây là một kịch bản quen quen?!”. Và tất nhiên, không khó để nhận ra kịch bản quen thuộc kiểu “lạy ông tôi ở bụi này” như trong vụ án Gateway. Chính vì thế mà từ chỗ không nghi giờ tôi lại bị thuyết phục là hết 90% chính quyền đứng đằng sau chuyện này.
Chính quyền CS họ luôn có những chiêu quen thuộc khi đánh vào dưới thắt lưng người chính trực. Nếu ai để ý hành động của họ thông qua cách xử lý thông tin thì sẽ thấy, nó rất đặc trưng không lẫn vào đâu được. Vì thế nên, cho dù có mang mặt nạ như Ninja thì đảng cũng sẽ bị phát hiện bằng chiêu thức mà thôi. Với chiêu thức đặc trưng, các người chẳng thể giấu ai được./.