Coi rẻ sinh mạng dân

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện nguyên tử Tchernobyl ở Pripyat Ucraina nổ tung và đẩy vào bầu khí quyển hàng trăm nguyên vật liệu phóng xạ. Sau vụ nổ là ngọn lửa bùng phát giải phóng bức xạ hạt nhân làm không khí ô nhiễm phóng xạ rất nặng. Người ta đo được lượng bức xạ ở Tchernobyl cao gấp 400 lần lượng bức xạ của vụ thả bom Hiroshima và Nagasaki cộng lại.

Trong vòng 24 giờ chính quyền Liên Xô không hề thông báo cho cư dân thị trấn Pripyat biết về thảm hoạ hạt nhân này để dân tự di tản kết hợp cùng với sự hỗ trợ của chính quyền để giảm bớt thời gian người dân ở đây bị ngâm trong vùng không khí nhiễm đầy chất phóng xạ. Mãi đến 36 giờ sau, chính quyền Liên Xô mới cho xe bus đưa dân Pripyat đi tản từ từ với lời nói dối là “dân tạm xa thị trấn 3 ngày” nhằm mục đích ém thông tin. Chính vì vậy cư dân thị trấn này đã không hề hay biết gì về sự nguy hiểm đang đổ lên đầu họ, họ vẫn vô tư sinh hoạt như không có chuyện gì xảy ra.

48 giờ sau vụ nổ, lượng phóng xạ đậm đặc này đã được gió đưa đi 1600 km tới Bắc Âu. Tại một nhà máy hạt nhân ở Thụy Điển, các chuyên gia hạt nhân nước này đã đo được lượng phóng xạ trong không khí tại đây tăng đột biến và họ đã báo động. Thụy Điển đã quy kết rằng, Liên Xô đang ém thông tin về một vụ nổ hạt nhân nào đấy. Biết không thể giấu được nữa, sau đó nhiều ngày Liên Xô mới thừa nhận nhà máy điện hạt nhân Tchernobyl của họ đã phát nổ.

- Quảng Cáo -

Ngược lại với Liên Xô xem thường sinh mạng con người quyết ém thông tin thì năm 2011, thảm hoạ hạt nhân Fukushima sau trận động đất sóng thần được Nhật cập nhật thông tin rất chi tiết và cảnh báo những nguy cơ có thể xảy ra mà không hề giấu giếm. Điều này đã cho ta thấy, cách hành xử của một chính quyền tử tế và một chính quyền gian trá khác nhau như thế nào.

Tại Việt Nam, với gen CS vẫn còn nguyên vẹn nên cách hành xử của chính quyền cũng tựa chính quyền CS quan thầy Liên Xô trước đây. Cũng rất gian trá và xem thường sinh mạng của con người y hệt như vậy. Năm 2014 Formosa gây thảm họa ô nhiễm môi trường trên 1 vùng rộng lớn kéo dài qua 4 tỉnh duyên hải, nhưng chính quyền vô lương xứ này không những không có trách nhiệm bảo vệ người dân mà ngược lại, họ còn xúi dân làm những việc sao cho chất độc rót vào cơ thể người dân nhiều nhất. Bọn quan chức đã kéo nhau xuống biển tắm, chúng đua nhau ăn cá để dụ dân làm theo. Mục đích của họ gởi tới nhân dân là “bọn bay cứ tắm độc, cứ ăn độc đi, hãy làm như bọn tao đang làm đây này, có sao đâu?”. Đây có thể nói là một chiến dịch vô cùng khốn nạn. Bản chất chính quyền CS là vậy, dù ở đâu, dù thời nào thì họ cũng vậy, vẫn là xem thường sinh mạng con người và rất vô trách nhiệm với nhân dân của mình.

Hôm ngày 28/08, ở Hà Nội xảy ra một sự cố nghiêm trọng, nhà máy bóng đèn Rạng Đông bị cháy gây ra nguy cơ ô nhiễm thủy ngân trên diện rộng, và cách hành xử của chính quyền vẫn như vậy, cũng như mọi khi. Sau khi thảm họa xảy ra thì trên các báo nhà nước dẫn lại khuyến cáo do Ủy Ban Nhân Dân phường Hạ Đình phát đi: “Người dân không sử dụng thực phẩm, rau, hoa quả, gia cầm, cá, heo được nuôi trong vòng bán kính 1 km kể từ tâm đám cháy trong vòng 21 ngày. Cần sơ tán trẻ nhỏ, người già, ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy, thời gian sơ tán từ một đến 10 ngày. Phường Hạ Đình đề nghị các hộ gia đình tự theo dõi sức khỏe của các thành viên. Nếu có biểu hiện ho, khó thở, đau ngực, sốt bất thường thì phải đưa đi khám tại các bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời. Không sử dụng nước tại các bể chứa nước hở trong bán kính 1 km kể từ tâm đám cháy…”

Cũng giống như anh cả Liên Xô của nó trước đây 33 năm, chính quyền CSVN hôm cũng chỉ nói về những cảnh báo mơ hồ và không đề cập đến nhiễm độc thủy ngân. CS là vậy, bản chất vô trách nhiệm và coi rẻ sinh mạng người dân vẫn không đổi. Trong mắt đảng thì dân chỉ là những trái chanh để chính quyền vắt nước xây biệt phủ, sắm xe sang, cho con du học vv.., khi vắt xong thì vứt thôi chứ chả cần có trách nhiệm gì với họ cả./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here