Cơn bão giá bắt đầu từ đâu?

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Giảm trần lãi suất là một công cụ điều tiết thị trường trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Giảm lãi suất huy động thì khi đó những kẻ dư tiền sẽ hạn chế gởi tiền vào ngân hàng, và khi giảm lãi suất cho vay thì người thiếu tiền có xu hướng vay tiền nhiều hơn. Chính điều đó nó tạo ta lượng tiền tuồn ra xã hội nhiều hơn và chắc chắn nó sẽ tạo nên áp lực lạm phát.

Ngày 26/11/2019 trên trang CafeF có đăng bài “Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp lãi suất, “bơm” lượng tiền lớn”, thì ngay lập tức chỉ số tiêu dùng CPI tháng 11 cao nhất trong 9 năm trở lại đây. Và hiện nay là tháng 12, vì chưa hết tháng nên chỉ số tiêu dùng chưa có nhưng nhiều người dự đoán sẽ tăng cao hơn tháng 11. Thực tế, việc người dân bị móc túi vì giá tiêu dùng đang tăng chóng mặt có nguồn gốc sâu xa là do Ngân hàng Nhà nước đã bơm tiền, đó mới là tác nhân chính chứ không phải là do “khan hiếm thịt heo” kéo theo giá tiêu dùng các mặt hàng khác tăng theo. Thịt heo hay nguyên nhân khác chỉ là nguyên nhân phụ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Ngân hàng nhà nước bơm tiền ào ạt vào dịp cuối năm? Để trả lời cho câu hỏi này ta quay trở lại tháng 10, lúc đó các báo chí đưa tin chính phủ phải đi vay 459.000 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ đô la để bù bội chi ngân sách và trả nợ. Khoản bù cho bội chi là 217.00 tỷ đồng, tương đương 9,5 tỷ đô la. Để trả nợ gốc thì Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chi ra 217.00 tỷ đồng nữa, và phần còn lại là để giải quyết nợ Bảo hiểm xã hội.

- Quảng Cáo -

Mới hôm ngày 18/12/2019, Moody’s đã hạ bậc tín nhiệm Việt Nam vì chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chậm thanh toán các khoản bảo lãnh vay. Lập tức 2 ngày sau báo chí CS đã thanh minh thanh nga với đại ý rằng “Chính phủ chậm trả các khoản bảo lãnh vay là bởi thủ tục Nhà nước rờm rà nên gây ra sự chậm trễ chứ không phải Chính phủ thiếu tiền”. Đây là lời thanh minh mang tính chất mị dân của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chứ thực tế không phải vậy. Vì sao? Bởi vì từ tháng 10, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đi vay để trả nợ kia mà? Điều đó cho thấy, lý do chậm trả nợ là bởi trục trặc từ phía cho vay, có thể phía cho vay chưa thể chuyển tiền kịp lúc hoặc có thể phía cho vay không đồng ý cho vay nên buộc Chính phủ chạy vạy bằng cách rút đầu này đắp đầu kia. Đó là lý do chính mà chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chậm trả chứ không phải là vì có tiền sẵn mà chậm trả. Nếu trong két anh có tiền, không bao giờ anh lại để bị động trong vấn đề thanh toán nợ mà đặc biệt anh là một chính phủ. Một sự chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến điểm số xếp hạng tín dụng quốc gia nữa. Ta nên nhớ, kẻ có sẵn tiền luôn chủ động trong vấn đề thanh toán nợ, còn kẻ đi vay để trả nợ thì bao giờ cũng bị động, và chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là dạng đi vay để trả nợ.

Dự định vay 20 tỷ đô không có nghĩa là anh vay đủ 20 tỷ, đặc biệt là trong lúc vị trí trên bảng xếp hạng mức tín nhiệm tín dụng của anh đang bị sụt giảm. Từ đó chúng ta mới thấy, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang giật gấu vá vai, nghĩa là bất đắc dĩ phải in tiền bơm ra thị trường để lấp bớt khoản thâm hụt do bội chi ngân sách – một hình thức mà chính phủ muốn tước đoạt tài sản của toàn dân để lấp vào khoản bội chi do quản lý yếu kém của mình.

Hiện nay tài sản quốc gia bị những tập đoàn cá mập gặm nhấm. Vụ Mobifone mua AVG đang được xét xử cho thấy, chỉ cần một cái gật đầu thông đồng là những quan chức CS và những doanh nghiệp sân sau đã tước đoạt mất phần vốn nhà nước một khoản 6.500 tỷ đồng một cách dễ dàng. Và ở trên toàn cõi Việt Nam, có rất nhiều vụ AVG như thế? Có thể nói với cách quản lý lỏng lẻo như CS thì hiện nay có rất nhiều vụ AVG nhưng lại tót lọt. Vậy thì qua đây chúng ta phải hiểu rằng, khoản thâm hụt của Chính phủ có một phần là do những bòn rút ngân khố như thế. Nhân dân chúng ta đang nai lưng ra làm lụng vất vả nhưng phải gánh chịu cơn bão giá hoành hành thì đám quan chức CS lại ung dung bòn rút ngàn tỷ này đến ngàn tỷ khác.

Hôm nay là Giáng sinh, nhân dân Việt Nam đang phải gồng mình ăn một giáng sinh trong cơn bão giá. Và chắc chắn, những ngày giáp tết nguyên đán cơn bão này sẽ còn mạnh hơn nữa. Với những người khá giả, chi phí cho 1 cái Giáng sinh hay một cái Tết thì không sao, nhưng với đại đa số dân chúng thì họ đã phải mất mát quá nhiều. Nhưng khổ nỗi, đa phần dân nghèo họ vẫn không hiểu nổi, tại sao cứ đến tết là mình phải chịu đựng thiếu thốn đến như vậy?! Đó là chính trị! Chính trị nó không tha bất kỳ ai nhưng những người nông dân và công nhân nghèo khổ nào họ có biết? Hàng ngày họ vẫn nghe truyền hình ca tụng thành quả tích cực mà đảng đã đạt được. Và thật tội nghiệp, rất nhiều trong họ vẫn còn tin đó là sự thật, thế mới đau!

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://www.thesaigontimes.vn/…/sau-giam-tran-lai-suat-xuat…

http://cafef.vn/ngan-hang-nha-nuoc-giam-tiep-lai-suat-bom-l…

https://thanhnien.vn/…/vay-them-459000-ti-dong-de-tra-no-ch…

http://vneconomy.vn/cpi-thang-11-2019-tang-cao-nhat-trong-9…

https://news.zing.vn/viet-nam-bi-ha-trien-vong-tin-nhiem-th…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here