Từ chối Thành Long: không phải dân tộc hẹp hòi, đó là tự tôn dân tộc

Thành Long
- Quảng Cáo -
Nguyễn Hiền – (VNTB) – Tổ chức Operation Smile đã gỡ bỏ hình ảnh của Thành Long ra khỏi banner kỷ niệm 30 năm thành lập Tổ chức này ở tại Việt Nam.
***
Quan điểm của tổ chức này khi đề cập đến phản ứng của người dân Việt Nam là “chưa đo lường được phản ứng của người dân (Việt Nam). Còn đối với người Việt, họ phê phán tổ chức này kém nhạy cảm về mặt chính trị.
“Jackie Chan không được sang Việt Nam” là một trong số bình luận phản biện khi Thành Long, người dự kiến sẽ có một lịch trình giao lưu dày đặc để đem lại nụ cười cho trẻ em Việt Nam đã bị phát hiện tham gia một bộ phim, mà trong đó khẳng định quan điểm chủ quyền bịa đặt của Bắc Kinh: đường lưỡi bò tại Biển Đông.
Jackie Chan (Thành Long) có thể chủ động tham gia một bộ phim đề cao lòng yêu nước đó vì anh ta là người Trung Quốc, là công dân của một quốc gia mà luận điểm “chủ quyền 9 đoạn tại Biển Đông” là không thể thay đổi được. Và anh ta và những nghệ sĩ khác cũng phải tập thói quen, với người dân Việt Nam, đó là những hành vi gián tiếp xâm phạm chủ quyền quốc gia thiêng liêng của Việt Nam, ủng hộ “bá quyền trên biển” của chính quyền Bắc Kinh.
Vấn đề của sự kiện này có thể được hiểu một cách rộng rãi hơn. Đó là trong những thời điểm mà quyền chủ quyền của Việt Nam bị xâm phạm trắng trợn, thì mọi giá trị khác chỉ là thứ yếu. Thành Long có thể là một người theo đuổi chương trình Operation Smile trong 30 năm, gián tiếp đem lại hàng vạn nụ cười cho trẻ em Việt Nam, nhưng người dân Việt sẽ từ chối nụ cười đó của anh ta, khi mà chủ quyền quốc gia bị xâm hại trắng trợn. Và đó là quyền tự vệ văn hóa.
Thành Long có quyền thể hiện tinh thần yêu nước của mình, và người Việt có quyền từ chối anh ta, thậm chí là tẩy chay anh ta.
Câu chuyện Operation Smile cho thấy lòng tự tôn của người Việt, sự đoàn kết nhất thống và cảnh giác cao độ trước những mưa trò quái quỉ mà Bắc Kinh thực hiện nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bò trong tâm trí người Việt.
Chủ quyền quốc gia, từng thước đất của tổ tiên chưa bao giờ nguội lạnh, và sẽ chẳng bao giờ nguội lạnh khi mà Bắc Kinh tiếp tục tuyên bố “Biển của tao, mày cút đi”. Quốc gia ngang nhiên đem các tàu thuyền khai thác, thăm dò dầu khí và các loại thủy hải sản khác vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Chính trị chủ quyền là cao cả, lớn hơn nhu cầu giải trí và các nhu cầu khác.
Phản ứng của người dân Việt Nam trong trường hợp này là hoàn toàn không cực đoan. Cần nhớ, vào năm ngoái, trong Đại hội Điện ảnh Trung Quốc, Ủy viên BCH TƯ ĐCSTQ Lưu Kỳ Bảo đã tuyên bố, “làm gì phim ảnh cũng phải phản ánh được tầm nhìn của chủ tịch Tập và giấc mơ Trung Hoa”. Thành Long, hay những bộ phim hoạt hình như Abominable được lồng ghép đường lưỡi bò chính là thể hiện quan ngôn đó.
Là một công dân của một quốc gia có chủ quyền, chúng ta có quyền được từ chối tiếp đón bất kỳ ai, bất kỳ nhân vật nào, hoặc thả cảm xúc phẫn nộ bất kỳ chính khách nào trực tiếp hay gián tiếp xâm phạm chủ quyền Việt Nam qua “đường lưỡi bò”.
Cấm phim Abominable, thôi chức quyền cục trưởng Cục Điện ảnh sau khi để lọt phim đường lưỡi bò, không chào đón Thành Long là những gì mà mỗi người Việt Nam, với lòng tự tôn có thể làm được.
Ngoài Thành Long, còn có Tống Thiến, Trương Nghệ Hưng, Lộc Hàm, Ngô Diệc Phàm, Hoàng Tử Thao, Vương Phi Phi, Mạch Giai, Châu Mịch, Hàn Canh, Cao Lu, Triệu Vy, Phạm Băng Băng, Lục Tiểu Linh Đồng,…
Câu chuyện Thành Long cũng đặt ra một vấn đề, đó là bất kỳ công ty giải trí hoặc một tổ chức phi chính phủ hay cơ quan nhà nước khi tìm một đại diện tại Việt Nam, cần biết rõ cá nhân đó dính dáng đến “đường lưỡi bò” hay không. Để tránh trải thảm đỏ cho những người có thể khiến công chúng Việt Nam phẫn nộ khi công nhận “đường lưỡi bò”.
Người Việt sẽ tiếp tục “nói không” với bất kỳ nghệ sĩ nào khi họ đồng thuận với mưa đồ xâm chiếm biển đảo ta, bắn giết nhân dân ta.
Hãy yêu và ghét rõ ràng dựa trên vận mệnh quốc gia như nghệ sĩ Thành Lộc, người từ chối tham gia dựng lại 1 số vở kịch Lôi Vũ (của Trung Quốc, và tác phẩm làm nên vai diễn để đời của ông) để tránh “làm tổn thương lòng tự trọng dân tộc của mình”. Bởi theo nghệ sĩ này, “khi 2 quốc gia còn là bạn bè tôn trọng chủ quyền của nhau thì nghệ thuật còn làm thăng hoa nhau được, chứ ai lại có thể đi tôn vinh văn hoá của 1 quốc gia nó bắn giết dân ta, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của ta từng ngày từng giờ được.”
Đó chưa bao giờ là thứ “dân tộc hẹp hòi” như cách một vài “gã nghệ sĩ” đang tìm cách biện bạch. Đó quyền tự vệ văn hóa.
- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here