- YOUTUBE VIỆT TÂN
Theo quan điểm của chuyên gia Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế, sau khi rút tàu Hải Dương 8 đi, Trung Quốc có thể sẽ đưa giàn khoan dầu vào khu vực Bãi Tư Chính.
Theo tin tức từ hãng thông tấn Reuters cho biết, sau hơn ba tháng tiến hành thăm dò tại Bãi Tư Chính, hôm 24 tháng Mười tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam dưới sự hộ tống của ít nhất 2 tàu hải giám Trung Quốc.
Trước đó một ngày, hôm 23 tháng Mười, các nguồn tin không chính thức cho biết giàn khoan Haku-ryu 5 của Nhật Bản do tập đoàn Rosneft của Nga thuê thăm dò dầu khí ở Lô 06.1 ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam đã hoàn tất các hoạt động và bắt đầu rời khỏi vị trí.
Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế cho rằng Trung Quốc không muốn bất kỳ công ty nào không thuộc khối ASEAN khoan dầu ở Biển Đông nên Trung Quốc quyết tâm gây sức ép để Việt Nam chấm dứt hoạt động thăm dò và khai thác dầu chung với các đối tác nước ngoài trong khu vực này.
Theo TS Hà Hoàng Hợp, có nhiều khả năng “Trung Quốc sẽ đưa một giàn khoan dầu vào khu vực mà tàu Hải Dương 8 đã tiến hành các cuộc thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam” trong những tháng qua.
Trong 1 bài viết đăng trên VOA, TS Phạm Chí Dũng đã nhắc lại rằng, khi lần đầu tiên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên án Việt Nam xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính, người phát ngôn viên đã gọi đó là hành vi vi phạm các thỏa thuận song phương. Câu nói này của ông Cảnh Sảnh khiến dư luận hình dung và liên tưởng đến hàng loạt ‘thỏa thuận song phương’ mà giới chóp bu Việt Nam đã lén lút ký với Trung Quốc, dẫn tới hậu quả mất thác Bản Giốc trước đây, liên quan đến vô số đồn đoán về ‘Mật ước Thành Đô’ 1990, và về xử lý tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ của Trung Quốc.
Phải chăng cái gọi là ‘thỏa thuận song phương’ mà những quan chức chóp bu như Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Bắc Kinh đã quá bất lợi cho phía Việt Nam để đẩy tới tình thế, sau hơn 3 tháng tàu Hải Dương 8 và các tàu hộ tống xâm phạm vào “vùng biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam”, vẫn không một quan chức nào trong Bộ Chính Trị Việt Nam dám nhắc tới cái tên Trung Quốc.
Cho đến nay, CSVN hành xử đúng với tinh thần “hèn với giặc, ác với dân”. Tuy không dám hé môi nhắc đến Trung Quốc, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng lại tìm cách trả đũa những người dám chỉ trích ông ta và đảng CSVN là hèn nhát.