‘Bỏ sót’ 76.000 doanh nghiệp: Tổng cục Thống kê có đáng tồn tại?

Phải chăng Tổng cục Thống kê là ‘sân sau’ của Nguyễn Xuân Phúc?
- Quảng Cáo -

Minh Quân – (VNTB) – Nếu pháp luật được áp dụng nghiêm khắc, Tổng cục Thống kê Việt Nam sẽ phải tự giải tán, còn lãnh đạo cơ quan này phải bị cách chức và ra tòa vì ‘tội’ đã bỏ sót đến 76.000 doanh nghiệp trong tác nghiệp thống kê trong nhiều năm qua.

***

Những dấu hỏi lớn bật lên: 76.000 doanh nghiệp chiếm hơn 10% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Vì sao trong suốt một thời gian rất nhiều năm, Tổng cục Thống kê lại thống kê thiếu con số khổng lồ ấy? Vì sao con số đó chỉ thình lình hiện ra khi đề án tính thêm ‘kinh tế ngầm’ vào GDP của Tổng cục Thống kê bị dư luận phản ứng mà khó có thể thực hiện?

Khi bị báo chí truy hỏi vì sao lại để bỏ sót một số lượng doanh nghiệp quá lớn như thế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm vội vã ngụy biện: “Điều tra thống kê là hình thức thu thập chủ yếu của ngành Thống kê. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực nên hàng năm chúng tôi chỉ có thể tổ chức điều tra chọn mẫu trong các cuộc điều tra hàng năm và cứ 5 năm mới tổ chức tổng điều tra toàn bộ một lần. Do vậy, đã dẫn đến hiện tượng bỏ sót số liệu”, và “có sự vênh nhau khá lớn về số liệu về số lượng doanh nghiệp do mỗi cơ quan có chức năng thu thập số liệu doanh nghiệp phục vụ cho các mục đích và theo các tiêu chí khác nhau khi chưa có sự chia sẻ số liệu, giữa 3 cơ quan: Cục Quản lý kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê”.

- Quảng Cáo -

Cần nhắc lại, việc Tổng cục Thống kê Việt Nam ‘phát minh’ ra GDP tăng thêm 25,4%, nền kinh tế bỗng nhiên có thêm 40 tỷ USD và mỗi đầu dân bỗng giàu lên gần 400 USD đang gây xôn xao dư luận, đồng thời nhận lãnh nhiều phản ứng của giới chuyên gia kinh tế và từ rất nhiều người dân ngày càng khốn quẫn trong sinh nhai.

Một khi kịch bản “tính lại GDP” thành công theo “yêu cầu đặc biệt” của Thủ tướng Phúc, không chỉ ông Phúc được cộng điểm thành tích cho vận mạng ‘ngồi trên triệu người’ của ông ta tại đại hội 13 của đảng cầm quyền diễn ra vào năm 2021, mà gần 100 triệu con dân Việt sẽ càng có cơ hội đội thêm gánh nặng nợ nần ngập đầu cho hiện tại và cho rất nhiều đời con cháu mai sau.

Trong suốt một thời gian dài, trong khi ngành thống kê không nắm được hoạt động của 76.000 doanh nghiệp thì cũng gần như đồng nghĩa với việc ngành thuế đã bỏ sót, hoặc nhắm mắt cho qua số thuế phải nộp của các doanh nghiệp này. Nếu phần GDP tăng thêm của 76.000 doanh nghiệp là 40 tỷ USD như cách Tổng cục Thống kê  đã ‘kiến tạo’, số thuế bị thất thu là khổng lồ.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đặt dấu hỏi: “Có rất nhiều câu hỏi đặt ra? Con số bổ sung 76.000 DN tăng thêm 25,4% GDP là những doanh nghiệp nào. Cần phải công bố danh sách các doanh nghiệp này và lý do vì sao trước đây không tính toán được. Bởi vì số doanh nghiệp cũ trước đây, đóng góp GDP không lớn như vậy?”

Nhưng Tổng cục Thống kê vẫn ‘câm như hến’ mà không trưng ra bất kỳ bằng chứng nào về con số 76.000 doanh nghiệp dôi thêm đó.

Tình trạng một cơ quan thống kê quốc gia nhưng lại để lọt sổ đến hơn 10% số doanh nghiệp là quá yếu kém về năng lực thống kê và không thể chấp nhận được. Nhưng vì sao những quan chức đầu ngành thống kê không những không bị kỷ luật hay cách chức mà lại ngày càng được Thủ tướng Phúc ưu ái?

Phải chăng Tổng cục Thống kê là ‘sân sau’ của Nguyễn Xuân Phúc?

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here