Thủ Thiêm: Những quan chức ăn đất nào đáng lên giá treo cổ?

- Quảng Cáo -

Minh Quân – (VNTB) – Tháng 6 năm 2019, ngay sau khi Thanh tra chính phủ có kết luận thanh tra về vụ khiếu tố khổng lồ ở Thủ Thiêm, quan chức Lê Thanh Hải, cựu bí thư thành ủy, cựu chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, cùng cơ quan Thành ủy TP.HCM đã công khai thách thức công luận và lương tâm xã hội.

Trong phát biểu tại “Hội Thảo Khoa Học 50 năm thực hiện di chúc thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh” do Thành ủy TP.HCM tổ chức, Lê Thanh Hải thậm chí còn ‘lên lớp’: ‘còn có một bộ phận cán bộ đảng, đảng viên dao động về phẩm chất chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa “, suy thoái, sa sút về phẩm chất đạo đức…”

Dư luận phải chua chát mỉa mai: “Ngược đời chuyện người sai phạm công khai ‘lên lớp’ về đạo đức đảng viên!”

Ở Sài Gòn, cái tên Lê Thanh Hải bị người dân và cả một số công chức gọi là “Hải Heo,” là một trong những kẻ bị dư luận xã hội căm ghét nhất và lên án nhiều nhất.

- Quảng Cáo -

Vào thời còn là chủ tịch thành phố, Lê Thanh Hải đã “dọn đường” cho việc thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm giải tỏa lố sang 160 hécta đất mà trước đó dùng làm khu vực tái định cư cho dân, đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.

Tiếp đến là Nguyễn Văn Đua – cựu phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM. Sau khi từ Phó chủ tịch thành phố trở thành Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM vào thời Lê Thanh Hải làm bí thư, Nguyễn Văn Đua đã nắm khối an ninh nội chính và mau chóng trở thành một “sát thủ” đối với giới hoạt động dân chủ nhân quyền ở Sài Gòn. Nguyễn Văn Đua bị “tố” là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của thủ tướng chính phủ.

Tiếp đến là Tất Thành Cang – người được xem là “đệ ruột” của anh Hai (Lê Thanh Hải), bị người dân tố cáo là có công giúp Lê Thanh Hải cướp đất Thủ Thiêm và đàn áp dã man dân oan nơi đây. Sau khi Lê Thanh Hải về hưu, Tất Thành Cang trở thành phó bí thư thường trực TP.HCM và lại dính đậm ở một vụ “ăn đất” khác: Cang là người chỉ đạo vụ công ty Tân Thuận của thành ủy TP.HCM bán trái phép với giá bèo 32 hécta đất Nhà Bè cho tư nhân.

Gần đây đã xuất hiện trên mạng xã hội một số bức ảnh được chụp từ cự ly gần về những “lều đày tớ” quá đồ sộ và hoành tráng của Tất Thành Cang và Nguyễn Văn Đua, hay cảnh Sáu Cang ăn nhậu với một số quan chức và báo chí cánh hẩu ngay trong nhà khách thành ủy… Chỉ có người trong nội bộ “‘đảng ta” mới có thể chụp gần như vậy.

Trong khi đó, Lê Thanh Hải kín đáo tung tích hơn. Nhưng rất nhiều người dân và công chức ở Sài Gòn cho rằng đây mới là “chuột cống” với vô số nhà cửa và đất đai tích góp được qua 15 năm làm chủ tịch thành phố và bí thư thành ủy. Nhiều tờ báo đã bắt đầu nêu đích danh trách nhiệm Lê Thanh Hải trong vụ Thủ Thiêm.

Thế nhưng bản kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm của Thanh tra chính phủ vào tháng 6 năm 2019 chỉ quy trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong việc quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, làm thất thoát ngân sách nhà nước, phá vỡ quy hoạch chung theo Quyết định 367, thu hồi tiền của các dự án về cho nhà nước… mà không nêu một cái tên cụ thể nào phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.

Phải chăng ý đồ của Nguyễn Phú Trọng và ‘đảng ta’ là chỉ muốn bắt các quan tham phải ‘ói ra’ nhằm ‘thu hồi tà sản tham nhũng’, rồi sau đó cho những kẻ ‘ăn đất’ này hạ cánh an toàn?

Trong khi đó, rất nhiều người dân Thủ Thiêm lẫn dư luận xã hội đã dậy lên phản ứng đối với cơ quan này nói riêng và với đảng cầm quyền nói chung bởi bản kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm của Thanh tra chính phủ đã không nói gì đến thân phận của hàng ngàn dân oan đất đai và việc bồi thường cho họ.

Đặc biệt trong Kết luận thanh tra trên không nói gì về 115 người dân đang khiếu kiện ở Hà Nội nằm ở 5 khu phố ở 3 phường ngoài ranh theo Quyết định 367. Kết luận này cũng không trả lời được nhữngcâu hỏi như “Cơ sở nào kết luận 4,3 ha của phường Bình An nằm ngoài ranh?”, “160 ha tái định cư biến đi đâu và rơi vào túi nhũng kẻ nào?”, “Tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm biến đi đằng nào?”…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here