Lần này Tất Thành Cang có thoát?

Tất Thành Cang
- Quảng Cáo -

Thường Sơn (VNTB)|

Ngay vào ngày 14/5/2019 khi ‘bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện – tròn một tháng sau biến cố bạo bệnh ở Kiên Giang, quê hương ‘anh Ba X’, Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an bắt giam và khởi tố bị can đối với hai quan chức tổng giám đốc là Tề Trí Dũng Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) – một trong những đơn vị làm ‘kinh tế đảng’ của Thành ủy TP.HCM..

Một ngày sau, đến lượt Tổng giám đốc Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) Hồ Thị Thanh Phúc bị khởi tố, bắt tạm giam.

IPC đã chính thức trở thành vụ án và đang  có chiều hướng mở rộng điều tra. Tất Thành Cang – từng là phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM và nay vẫn giữ ghế thành ủy viên, một quan chức mập ú với cặp mắt ti hí gian xảo, liệu có thoát vào lần này?

- Quảng Cáo -

Báo chí  nhà nước cũng đang mở lại hồ sơ vụ IPC.

Theo bài ‘Sai phạm liên quan đến ông Tất Thành Cang, TGĐ công ty Tân Thuận bị bắt’, kết luận của Thanh tra thành phố trước đó chỉ ra các sai phạm của IPC, trong đó có vụ công ty này thực hiện theo chỉ đạo của Tất Thành Cang – phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM.

Với quá nhiều sai phạm của một ‘đảng viên gương mẫu’ và chuyên đi răn dạy ‘học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’ như Tất Thành Cang, quan chức này không thể chỉ bị cách chức.

Theo Đề án tái cơ cấu trước đó, IPC với tỷ lệ vốn sở hữu 44%, không cần giảm thêm tỷ lệ sở hữu tại Công ty Sadeco, đặc biệt trong bối cảnh công ty này đang có lợi nhuận rất cao. Nhưng cả hai văn bản ngày 31/5/2017 và 7/6/2017 của IPC đều nêu: “… Văn phòng Thành ủy có thông báo số 495 ngày 18.5.2017 (văn bản đính kèm) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Thường trực Thành ủy chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco…” Từ đó, IPC đề nghị các cấp lãnh đạo thành Hồ thông qua phương án giảm tỷ lệ sở hữu của IPC tại Sadeco xuống 28,8%.

Thanh Niên – một trong những ‘báo đảng’ mói nổi lên, cũng điểm tên Tất Thành Cang:

“Một điểm rất đáng chú ý, nhóm cổ đông nhà nước từng chiếm 62,8% (trước khi “bán đứt” quyền biểu quyết tại Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim), có Văn phòng Thành ủy (chiếm khoảng 2%), Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (thuộc Văn phòng Thành ủy, chiếm khoảng 15%). Vào thời điểm 18.5.2017, Văn phòng Thành ủy có Văn bản số 495 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang “chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco””.

Sau khi bị điều tra về vụ ‘ăn đất’ Nhà Bè và vụ ‘nuốt’ hơn 1000 tỷ đồng cho mỗi km đường của 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm, Tất Thành Cang đã bị cách chức ủy viên trung ương và cũng mất luôn cái ghế phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM màu mỡ.

Nhưng nếu chỉ bị cách chức, Tất Thành Cang vẫn được xem là hạ cánh an toàn và thách thức dư luận.

Từ trước khi bị phát hiện ‘sai phạm rất nghiêm trọng’, Tất Thành Cang đã bị dư luận phát hiện có tài sản nổi gần một chục ngôi biệt thự rải rác khắp Sài Gòn của Tất Thành Cang – theo một số nguồn tin trên mạng xã hội đăng tin kèm cả hình ảnh dẫn chứng rất chi tiết.

Nếu luật về truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2019 chứ không bị thất bại vì chỉ có 1/3 ủng hộ như vào tháng Mười Một năm 2018, hẳn số biệt thư trên của Tất Thành Cang – ước tính giá trị hàng chục triệu USD – sẽ tràn trề cơ hội được cống hiến cho ngân sách đảng thông qua chủ trương ‘thu hồi tài sản tham nhũng’ của tân chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Với quá nhiều sai phạm của một ‘đảng viên gương mẫu’ và chuyên đi răn dạy ‘học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’ như Tất Thành Cang, quan chức này không thể chỉ bị cách chức.

Mà Tất Thành Cang cần phải bị khởi tố, tống giam, truy tố và và nhận một bản án tù thích đáng!

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here