Chuyến tàu công nghệ 4.0: VN đưa công an lên làm người soát vé

- Quảng Cáo -

Fb. Trương Nhân Tuấn|

Trung tuần tháng 6 tôi có viết về Luật An ninh mạng. Tôi có viết rằng “các nước Châu Âu người ta ra luật an ninh mạng là nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia, gồm nhiều thứ như bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ bí mật quốc gia, bảo vệ bí mật đời tư công dân… TQ họ cũng ra luật an ninh mạng nhưng mục đích nhằm khẳng định “chủ quyền không gian mạng”.

Còn mục đích của luật an ninh mạng VN, tôi có dẫn lời của ông Trọng, là để “bảo vệ chế độ”.

Có nhiều định nghĩa về “Luật pháp quốc gia”. Ở các nước dân chủ tự do “luật pháp thể hiện ý chí của toàn dân”. Điều này đúng, vì luật pháp ở các quốc gia này do các đại biểu quốc hội làm ra. Các đại biểu quốc hội là người đại diện cho dân, được dân bầu qua hình thức phổ thông đầu phiếu.

- Quảng Cáo -

Rõ ràng luật “an ninh mạng” của VN thể hiện ý chí của đảng (nếu không nói là ý chí của ông Trọng).

Các nước Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới khẳng định chủ quyền quốc gia trên “không gian mạng tự do” với thái độ “hòa nhập”. Bởi vì “không gian mạng” cũng là một vấn đề “kinh tế”.

Với thời kỳ “toàn cầu hóa”, không ai nói về “chủ quyền kinh tế” nữa. Nước này phụ thuộc (kinh tế) vào nước kia. Không quốc gia nào “độc lập” về kinh tế hết cả.

Kinh tế thị trường đặt nền tảng lên sự “tự do” và “cạnh tranh”. Khi quan niệm “không gian mạng” cũng là một vấn đề “kinh tế”, dĩ nhiên “không gian mạng” cũng tuân theo “qui luật” của kinh tế thị trường. Đó là “sự tự do” và “cạnh tranh”.

TQ chủ trương tách rời, mở cho công dân mình một mạng riêng. Google hay Facebook mặc dầu có nhiều vận động nhưng vẫn bị cấm hoạt động ở TQ. Hiển nhiên việc này khẳng định TQ không phải là một nền “kinh tế thị trường”.

VN nhứt cử nhứt động bắt chước TQ. Luật An ninh mạng cũng vậy. Sai lầm của VN là coi “không gian mạng” là “không gian chính trị”, trong khi quan điểm của TQ “không gian mạng” thuộc về “chủ quyền quốc gia”.

VN đang hô hào “không bỏ lỡ chuyến tàu công nghệ 4.0”. Hiển nhiên “công nghệ 4.0” là một vấn đề “kinh tế”. VN làm gì để mua vé lên tàu ?

VN thay vì đào tạo những chuyên gia hàng đầu, thì lại nỗ lực đưa hàng ngũ công an lên làm người soát vé.

VN rập khuôn TQ để trở thành một nền “kinh tế phi thị trường”. Mới đọc báo thấy các xí nghiệp của Đài loan (và các quốc gia khác) do lo ngại TQ bị cô lập, đã chuyển qua Phi và các nước khác ở Đông Nam Á. Không thấy tên VN.

Tư bản không ngu “tránh vỏ dưa (TQ) để gặp vỏ dừa (VN)”./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here